Sốt viêm amidan biểu hiện ra sao? Bao nhiêu ngày thì khỏi?

Sốt viêm amidan là một trong những triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ có thể sốt cao đén 39 – 40 độ khiến cho cha mẹ rất lo lắng. Vậy, tình trạng này kéo dài bao lâu thì khỏi và khi con mắc bệnh, cha mẹ phải làm gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời.

>> Viêm amidan mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh

>> Sưng amidan là triệu chứng của bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Bệnh viêm amidan là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ em. Khi amidan bị viêm, các bé thường có biểu hiện sưng họng, đau họng, sốt cao kéo dài, quấy khóc, bỏ ăn uống… Cha mẹ cần điều trị cho bé kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thông thường thì với triệu chứng sốt cao, người bệnh viêm amidan chỉ sốt một vài ngày hay sẽ kéo dài đến khi hết viêm mới dứt? Một vài thông tin hữu ích về căn bệnh phổ biến này sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

Tại sao người bệnh lại bị sốt viêm amidan?

Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Nguyên nhân là do cấu tạo và vị trí của amidan rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Trong khi đó, amidan của trẻ em trong độ tuổi này lại phát triển rất mạnh.

Chức năng chính của amidan là sản sinh ra các kháng thể để chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tấn công vào cơ thể qua con đường hô hấp và tiêu hóa.

Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan nên amidan có những thời điểm không thực hiện đúng chức năng của mình dẫn đến hậu quả bị các vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, liên cầu đa huyết beta nhóm A…) và vi rút tấn công gây nên bệnh.

Ngoài ra những yếu tố như môi trường ô nhiễm, biến đổi thời tiết, hóa chất, khói thuốc lá… cũng có thể là những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan lúc nào không hay.

Tại sao trẻ lại bị sốt viêm amidan

Tại sao trẻ lại bị sốt viêm amidan

Khi amidan bị viêm, trẻ sẽ có thể bị sốt. Đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi chống lại các virus, vi khuẩn. Giống như trong một trận chiến chống quân xâm lược, tất sẽ nảy sinh những phản ứng phụ. Ở đây chính là cuộc chiến giữa cơ thể và các loại vi khuẩn.

Bệnh nhân sốt càng cao chứng tỏ “cuộc chiến” giữa sức đề kháng của cơ thể với vi khuẩn, virus gây viêm amidan càng khốc liệt.

Biểu hiện sốt do viêm amidan diễn ra như thế nào?

Với câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tùy vào từng tình trạng cũng như giai đoạn bệnh của mỗi người mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Có người bị sốt, có người sốt nhẹ, có người sốt cao nhưng bên cạnh đó cũng có những người không hề sốt.

Với viêm amidan cấp tính, người bệnh có thể bị sốt cao đột ngột lên đến 38 – 39 độ. Sốt cao khiến cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, nhức đầu, lúc nóng lúc lạnh. Nhiều trẻ bị sốt cao còn có thể dẫn tới co giật.

Với bệnh viêm amidan hốc mủ người bệnh có thể sẽ sốt lên đến 39 hay 40 độ C. Ngoài ra còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau họng, viêm họng, rát cổ họng, ho nhiều, đau mỗi khi nuốt, hơi thở hôi…

Bệnh viêm amidan sốt mấy ngày thì khỏi?

Câu hỏi này khó có thể trả lời một cách chính xác. Theo thống kê của các bác sĩ, một người bị sốt do viêm amidan có thể khỏi sau 1 – 4 ngày. Khoảng 70% bệnh nhân sẽ hết sốt trong khoảng 3 – 4 ngày điều trị.

Sốt do viêm amdian sau 3 - 4 ngày là khỏi

Sốt do viêm amdian sau 3 – 4 ngày là khỏi

Nếu điều trị tốt, kịp thời, bệnh sẽ dứt hẳn và ngược lại, điều trị không tốt, điều trị sai cách hoặc bệnh nhân chủ quan không điều trị, bệnh sẽ lại tái phát, sốt sẽ lại quay lại… dần dần dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính. Và dĩ nhiên việc điều trị ở giai đoạn mãn tính sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Điều trị sốt viêm amidan ở trẻ em và người lớn như thế nào?

Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, hãy dùng cặp nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Trong trường hợp nếu trẻ sốt dưới 38 độ thì chỉ cần dùng khăn ấm để chườm hạ nhiệt là được. Còn nếu như trẻ sốt trên 38 độ thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc được dùng để hạ sốt cho trẻ em an toàn bao gồm:

  • Efferalgan, Paracetamol: Liều dùng: tính theo cân nặng của trẻ, mỗi lần 10mg – 15mg/kg. Ví dụ: em bé nặng 10kg mỗi lần dùng liều 100mg – 150mg. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần.
  • Một số loại thuốc dạng siro hạ sốt ngọt, dễ uống: Hapacol, Ibuprofen
  • Một số loại thuốc dân gian: nước lá nhọ nồi, nước lá húng quế, gừng…

Có một số thuốc có vị ngọt, có hương thơm giúp bé dễ uống hơn

Có một số thuốc có vị ngọt, có hương thơm giúp bé dễ uống hơn

Tùy vào thể trạng cũng như mức độ bệnh của bé mà mẹ hãy cho con uống loại thuốc phù hợp.

Đối với người lớn, khi bị sốt cao có thể dùng các loại hạ sốt thông thường theo liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất. Đồng thời bổ sung thêm chất điện giải để mau chóng hạ sốt hơn.

Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt do viêm amidan

Tâm lý chung của những ông bố, bà mẹ khi thấy con bị sốt do viêm amidan thường rất lo lắng và hoang mang, không biết nên làm cách nào để tốt nhất cho sức khỏe của con em mình.

Theo khuyến cáo của chúng tôi, các bậc phụ huynh trong tình huống này nên bình tĩnh để có biện pháp đối phó, chăm sóc cho trẻ một cách phù hợp.

Chú ý để trẻ nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát – sạch sẽ, tránh uống nước lạnh. Và nếu như tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu khác thì cha mẹ hãy sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chỉ định điều trị tiếp.

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đưa người bệnh đi khám ngay khi cơ thể có các biểu hiện lạ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, chỉ cần con ho, lười ăn, chán ăn, bỏ ăn quấy khóc và thở khò khè, đau họng… chỉ sau 1 ngày bạn phải đưa con đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời, chính xác, nhằm đưa ra phương án điều trị hợp lý cho hiệu quả tốt.

Người bệnh bị viêm amidan đang bị sốt tuyệt đối không nên tắm, dội nước lên đầu để hạ sốt, hãy lấy khăn ấm và lau người nhẹ nhàng. Nên để khăn vùng nách, chán, và bẹn…

Cần lưu ý đắp hoặc lau người cho trẻ bằng khăn ấm

Cần lưu ý đắp hoặc lau người cho trẻ bằng khăn ấm

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các loại thức ăn của con cần phải xay nhuyễn cho mềm, nấu lỏng để bé dễ nuốt và muốn ăn hơn.

Đồng thời cần cho con uống nhiều nước hơn bình thường để bé mau chóng hạ sốt cũng như làm trơn niêm mạc họng, hỗ trợ điều trị viêm amidan nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Nên cho trẻ đi khám ngay lập tức nếu:

  • Con có biểu hiện rất mệt mỏi (sốt thường đi cùng với chóng mặt, nhức đầu, cứng gáy, nổi ban, thở khó khăn).
  • Sốt cao trên 40 độ C sau 2h uống thuốc hạ sốt.
  • Con dưới 3 tháng tuổi.

Cho con đi khám trong vòng 24 giờ nếu:

  • Con đã hết sốt hơn 24 tiếng nhưng sau đó lại bị sốt lại và sốt cao hơn 39 độ.
  • Con từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi chích ngừa)
  • Con bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng sốt viêm amidan mà benhtaimuihong.net đã tổng hợp được. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo