Viêm amidan ở trẻ em: Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh

Viêm amidan ở trẻ em là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở con trẻ mà bố mẹ phải đau đầu. Bệnh có những biểu hiện ra sao và cách điều trị như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa viêm amidan cho trẻ hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>> Nhận biết dấu hiệu viêm amidan ở các giai đoạn và cách điều trị

>> Viêm amidan cấp tính: Nhận biết sớm triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Amidan ở trẻ em

Amidan (còn được gọi là hạnh nhân khẩu cái) là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch và là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm. Nó hình thành tuyến miễn cách tiêu diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp.

Khi trẻ hả to miệng ra, ta sẽ quan sát thấy hạch nhân to nhất trong vòng bạch huyết hai bên đáy lưỡi, đó chính là amidan.

Bình thường, mặt ngoài của tuyến amidan có màu hồng nhạt, trơn láng, hai amidan có thể tích nhỏ nằm sát hai bên thành họng. Khi cơ thể phải chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, bản thân amidan có thể sẽ sưng lên và bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm amidan.

Khi trẻ lớn dần, thể tích amidan cũng tăng lên và có thể đạt đến độ cực đại vào khoảng từ 7 đến 10 tuổi, đến tuổi dậy thì thể tích amidan sẽ nhỏ dần xuống.

Amidan ở trẻ em

Amidan ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan ở trẻ em

Đối với trẻ em, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể là chưa hoàn thiện, còn rất yếu nên dễ mắc các bệnh. Đặc biệt, các bệnh về đường hô hấp là dễ mắc phải nhất. Viêm amidan thường gặp phải ở trẻ do:

  • Cấu trúc của amidan gồm nhiều khe hốc nên vi khuẩn cư ngụ rất nhiều và dễ tấn công vào đường họng nếu như không vệ sinh sạch sẽ.
  • Yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng: thời tiết giao mùa đặc biệt là chuyển lạnh, amidan phải hoạt động tối đa để bảo vệ họng khỏi tác nhân vi khuẩn, virus. Song ở trẻ em, amidan chưa hoàn thiện và không đủ sức khống chế tác nhân gây bệnh nên trẻ dễ mắc hơn.
  • Trẻ bị viêm họng mà không chữa dứt điểm dễ mắc viêm amidan hơn.
  • Trẻ không được vệ sinh tay chân và miệng sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm ở vòm họng,…

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em

Các biểu hiện viêm amidan ở trẻ em

  • Sốt toàn thân
  • Amidan sưng tấy
  • Bé khó thở
  • Họng nóng rát, nuốt đau
  • Hiện tượng xuất tiết chất dịch ở mũi, họng
  • Xuất hiện các bệnh như viêm VA, viêm mũi, viêm xoang
  • Xuất hiện những cơn ho
  • Biểu hiện toàn thân
  • Ngoài ra, hiện tượng hơi thở hôi, miệng khô, hay góc hàm bị nổi hạch cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em

Phân biệt viêm họng và viêm amidan ở trẻ em:

Nếu trẻ bị viêm họng do virus Coxsackie thì ở gần amidan sẽ có những mụn phỏng, nếu không điều trị kịp thời thì những mụn này sẽ vỡ ra làm trẻ rất đau và rát.

Nếu trẻ bị viêm họng thì amidan của bé sẽ bị sưng to và có những chấm trăng bao phủ, hơi thở của bé có mùi và có thể sốt cao hơn 38 độ.

Phân loại các dạng viêm amidan ở trẻ em

Trẻ bị viêm amidan cấp

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng: Trẻ bị viêm amidan sốt cao, cảm giác ớn lạnh, đau họng, khó nuốt. Triệu chứng trẻ bị viêm amidan cấp diễn ra khá nhanh như: bé bỏ ăn, khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc do sưng đau hạch, nhức đầu và đau mỏi cơ.

Trẻ bị viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp ở trẻ dễ điều trị hơn các dạng khác

Trẻ bị viêm amidan có mủ

Khi thời tiết thay đổi, giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Thêm vào đó, amidan có cấu trúc nhiều ngăn, nhiều hốc nên vi khuẩn dễ xâm nhập, lâu ngày tạo nên các khối mủ vón cục màu trắng, gây viêm tại chỗ.

Viêm amidan quá phát ở trẻ em

Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần khiến amidan trở nên to hơn cấu trúc bình thường.

Bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ làm ảnh hưởng tới quá trình phát âm và giọng nói, nên các bạn cần lưu ý nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Phát âm bằng giọng mũi hay khó khăn khi phát âm.
  • Amidan quá to cũng làm trẻ khó ăn, ăn chậm, cơ thể mệt mỏi.
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi, ho khan kéo dài và hay ho về đêm.
  • Họng có cảm giác đau rát khó chịu, như có vật ở bên trong.

Biến chứng của viêm amidan ở trẻ em

Nếu để lâu ngày, viêm amidan của trẻ sẽ ngày một trầm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Nếu để lâu không điều trị viêm amidan sẽ biến chứng thành viêm xơ teo là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tai, mũi, họng.
  • Nếu trẻ bị viêm amidan là do liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A gây ra vô cùng nguyên hiểm. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Biến chứng viêm amidan ở trẻ

Biến chứng viêm amidan ở trẻ

Điều trị viêm amidan ở trẻ em như thế nào?

Nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc, khi trẻ bị viêm amidan thì nên dùng biện pháp nào để chữa bệnh cho bé nhanh nhất và an toàn. Câu trả lời đó là tùy từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh ra sao mà có thao tác xử lý khác nhau. Không thể dùng chung phương pháp cho nhiều nguyên nhân và tình trạng bệnh được. Cụ thể:

Đối với trường hợp viêm amidan do virus gây ra: bệnh thường sẽ tự khỏi trong 3 – 5 ngày nếu ta áp dụng đúng cách đối phó với bệnh. Bạn có thể cho trẻ súc nước muối để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đối với trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra: thông thường có thể nhận biết bằng cách khám amidan thấy sưng đỏ kèm theo mủ do ổ vi khuẩn gây ra. Trong lúc này, thường được chỉ định dùng kháng sinh để phòng chống viêm nhiễm và tiêu diệt triệt để vi khuẩn tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nhất là vi khuẩn liên cầu Beta tan huyết nhóm A có thể gây ra: áp xe thành họng, thấp khớp, viêm tim,…

Đối với amidan cấp tính: bệnh mới khởi phát có thể dùng các bài thuốc dân gian và Đông y để điều trị sẽ có thể khỏi hoàn toàn và vô cùng lành tính.

Điều trị viêm amidan ở trẻ em

Điều trị viêm amidan ở trẻ em

Đối với amidan mãn tính: ở giai đoạn này, bệnh khó chữa hơn rất nhiều và dùng biện pháp nào cũng phải cân nhắc thật kĩ lưỡng. Các bài thuốc dân gian lúc này không thể trị bệnh dứt điểm. Và nếu dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gan; đồng thời đây không phải là cách tốt nhất để trị bệnh. Trong trường hợp này, phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thậm chí là cắt amidan.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị viêm amidan?

Bước đầu tiên là phải kiểm tra chính xác xem trẻ có bị viêm amidan hay chỉ viêm họng thông thường. Ngoài ra, có một số điều cha mẹ cần lưu ý khi con bị viêm amidan như sau:

  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, lau người bằng nước ấm cho trẻ.
  • Dùng 2 tay ấn nhẹ cạnh hàm để kiểm tra xem có bị nổi hạch không
  • Kiểm tra tai xem có mủ chảy không.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Cho ăn thức ăn lỏng và dễ nuốt.
  • Không súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ khò nước, điều đó sẽ khiến vi khuẩn phát tán rộng hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và chữa trị kịp thời.

Phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em

Luôn giúp con vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh viêm amidan

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan rất nguy hiểm, vì vậy các mẹ cần hết sức lưu ý, bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bệnh nếu không lưu tâm có thể sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm cơ tim hay viêm cầu thận, nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ em

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cho trẻ, cha mẹ hãy lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ để bảo vệ cho hệ hô hấp khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Tránh để trẻ đưa tay hay các đồ chơi vào miệng vì trên đó có chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể tấn công và gây ra viêm amidan.
  • Khi thời tiết thay đổi hay trời trở lạnh nên chú ý ăn mặc cho trẻ để giữ ấm cho cơ thể, tránh các bệnh cảm cúm dễ dẫn đến viêm amidan.
  • Giữ cho môi trường sống và vui chơi của trẻ được sạch sẽ. Cho trẻ tránh xa với khói thuốc lá.
  • Đối với các bé có tiền sử bệnh về hô hấp thì nên hạn chế cho ăn đồ lạnh, các đồ vừa lấy từ trong tủ lạnh ra.

Viêm amidan ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu cha mẹ thực hiện những lưu ý nói trên. Nếu không may trẻ mắc bệnh, bạn hãy đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị nhé kịp thời nhé!

Xem thêm Video: Làm gì khi trẻ bị viêm amidan?

Chữa viêm họng bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường tốt không? Giá bao nhiêu? Để giúp quý độc giả gỡ rối, benhtaimuihong xin cung cấp thông tin để mọi người tham khảo và đưa ra quyết định chữa trị viêm họng, đúng đắn, kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo