Thuốc Ofloxacin trị viêm họng, viêm amidan có tốt không? Liều dùng, tác dụng phụ và giá bán bao nhiêu?

Ofloxacin là một loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Thuốc dược dùng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc Ofloxacin có tốt không? Sử dụng thuốc như thế nào? Người bệnh có thể mua thuốc ở đâu, với giá bao nhiêu? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.

>> Amoxicillin là kháng sinh điều trị bệnh gì? Tác dụng, liều dùng và giá bán bao nhiêu?

>> Augmentin là thuốc kháng sinh điều trị bệnh do nhiễm khuẩn hiệu quả không?

Ofloxacin là thuốc gì?

Ofloxacin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây là một loại thuốc cần có sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định.

Ofloxacin có những dạng và hàm lượng nào?

Ofloxacin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên uống: 200mg, 300 mg, 400mg.
  • Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai: ofloxacin 0,3%
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch

Dược lực và cơ chế tác động của Ofloxacin

Ofloxacine là thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin, nhưng ofloxacine khi uống sinh khả dụng cao hơn 95%.

Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA-gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.

Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisseria spp, Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài vi khuẩn gram dương khác.

Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn ciprofloxacin đối với Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma pneumoniae. Nó cũng có tác dụng đối với Mycobacterium leprae và cả Mycobacterium spp. khác.

Thuốc Ofloxacin

Thuốc Ofloxacin

Dược động học

  • Khả năng hấp thu: Ofloxacin được hấp thu tốt sau khi uống với độ khả dụng sinh học hầu như 100%. Trung bình nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 1 liều duy nhất 200mg ofloxacin là 220 mcg/ml và đạt được trong vòng 6 giờ sau khi uống. Thức ăn có thể làm chậm sự hấp thu thuốc nhưng không ảnh hưởng đáng kể.
  • Phân bố: Khoảng 25% thuốc gắn kết với protein huyết tương. Ofloxacin được phân bố rộng rãi trong các mô và dịch của cơ thể như là phổi, da, mụn nước, cổ tử cung, buồng trứng, mô và dịch tiết tiền liệt tuyến, đàm.
  • Khả năng thải trừ: Ofloxacin đào thải chủ yếu qua đường thận. Khoảng 75 – 80% liều uống được bài xuất qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa. Dưới 5% được bài xuất dưới dạng chất chuyển hóa khử methyl hay N-oxid. Thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương thay đổi từ 5 – 8 giờ. Thời gian có thể kéo dài trong trường hợp suy thận nặng.

Thuốc Ofloxacin có công dụng gì?

Như đã đề cập, Ofloxacin có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Đây là loại kháng sinh thường được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng da, bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Cần lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn. Ofloxacin sẽ không cho hiệu quả khi điều trị các bệnh do virus (như cảm lạnh thông thường, cảm cúm…).

Chỉ định

Ofloxacine dạng uống được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn sau:

  • Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và không có biến chứng.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Bệnh lây truyền qua đường sinh dục như là: nhiễm lậu cầu cấp niệu đạo và cổ tử cung không biến chứng, viêm niệu đạo và cổ tử cung không do lậu cầu.
  • Viêm phổi do H. influenza hay Streptococcus pneumoniae.
  • Viêm phế quản mạn tính đợt cấp.
  • Viêm họng, viêm amidan do vi khuẩn

Dạng thuốc nhỏ mắt được chỉ định cho các trường hợp: Các nhiễm trùng ở phần ngoài mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc) hoặc những bộ phận phụ (viêm mi mắt, viêm túi lệ) do những chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin.

Ofloxacin dạng nhỏ mắt

Ofloxacin dạng nhỏ mắt

Chống chỉ định

Không dùng Ofloxacin cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với các thuốc kháng khuẩn nhóm 4-quinolon hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có tiền sử viêm gân.
  • Bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có ngưỡng động kinh thấp.
  • Trẻ em hoặc trẻ vị thành niên và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Vì các thử nghiệm trên động vật không loại trừ được hoàn toàn nguy cơ gây thoái hóa sụn của khớp ở các cá thể đang phát triển.
  • Không dùng cho bệnh nhân thiếu hụt hoặc thiếu hụt tiềm ẩn hoạt tính glucose-6-phosphat dehydrogenase. Các trường hợp này dễ bị phản ứng tán huyết khi điều trị với các thuốc kháng khuẩn quinolon.

Liều lượng sử dụng thuốc Ofloxacin

Dưới đây là liều lượng sử dụng Ofloxacin mà bạn đọc có thể tham khảo. Tốt hơn hết, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để có liều dùng chính xác nhất.

Liều dùng thuốc Ofloxacin dạng uống

– Nhiễm khuẩn đường tiểu:

  • Viêm bàng quang do E. coli hay K. pneumoniae: 400mg/ ngày chia 2 lần trong 3 ngày.
  • Viêm bàng quang do nhiễm các loại vi khuẩn khác: 400mg/ ngày chia 2 lần trong 7 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: 400mg/ ngày chia 2 lần trong 10 ngày.

– Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ trung bình hoặc nhẹ: 800mg/ ngày chia 2 lần trong 10 ngày.

– Viêm phổi hay viêm phế quản mạn tính đợt cấp: 800mg/ ngày chia 2 lần trong 10 ngày.

– Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Nhiễm lậu cầu không biến chứng: 400mg một liều duy nhất.

– Viêm niệu đạo hay viêm cổ tử cung do C. trachomatis: 600mg/ ngày chia 2 lần trong 7 ngày.

– Viêm tuyến tiền liệt: 600mg/ ngày chia 2 lần trong 6 ngày.

Ðiều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận: Khi chỉ biết nồng độ creatinin trong huyết tương, ta có thể áp dụng công thức sau để ước lượng độ thanh lọc:

  • Nam: Ðộ thanh lọc creatinin ml/phút = Cân nặng (kg) x (140-Tuổi)/72 x Creatinin huyết tương (mg/dl)
  • Nữ: 0,85 x Giá trị được tính cho nam

Liều dùng Ofloxacin dạng tiêm

Tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút.

  • Người bình thường: 400mg/ một ngày, chia làm hai lần tiêm truyền.
  • Trường hợp nặng: 800mg một ngày.

Dung dịch tiêm Ofloxacin

Dung dịch tiêm Ofloxacin

Liều dùng Ofloxacin dạng thuốc nhỏ mắt

Liều lượng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và sẽ được bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định.

Liều dùng Ofloxacin cho trẻ em là gì?

Trẻ từ 15 tuổi trở lên dùng liều như người lớn.

Liều dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách sử dụng thuốc Ofloxacin 200mg

Hãy uống thuốc với một ly nước đầy. Ngoài ra, cần hỏi bác sĩ xem bạn có nên uống thuốc kèm với thức ăn hay không.

Nêu uống thuốc vào những giờ cố định trong ngày.

Dùng thuốc Ofloxacin ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc khác vì chúng có thể ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả lẫn nhau.

Cần tiếp tục sử dụng thuốc đến hết liều theo như liệu trình mà bác sĩ đưa ra, kể cả khi các triệu chứng đã biến mất. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tái phát hoặc nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Tác dụng phụ của thuốc Ofloxacin

Người bệnh cần gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi là phản ứng dị ứng thuốc dưới đây: Phát ban, khó thở, sưng lưỡi, môi, mặt hoặc họng.

Ngừng sử dụng Ofloxacin và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Tiêu chảy hoặc phân có lẫn máu
  • Động kinh
  • Lú lẫn, ảo giác, lo lắng, cảm thấy rất hồi hộp, run, mất ngủ, ác mộng, suy nghĩ hoặc hành vi không bình thường, cảm thấy choáng váng
  • Chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh hay đánh trống ngực
  • Đau đột ngột, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc mất vận động ở bất kỳ khớp xương của bạn
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
  • Sốt, sưng hạch, cảm giác bị bệnh nói chung
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc vô niệu
  • Tê, đau rát, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn
  • Da nhợt nhạt, nước tiểu sẫm màu, sốt, suy nhược, bệnh vàng da (vàng da hoặc mắt)
  • Các dấu hiệu đầu tiên của phát ban da bất kỳ, không kể nặng nhẹ
  • Phản ứng da nặng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi của bạn, nóng trong mắt, đau da, tiếp theo là phát ban da đỏ hoặc tím lan ra(đặc biệt là ở mặt hoặc phần phía trên của cơ thể) và gây ra bị phồng rộp và bong tróc.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhẹ
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Thay đổi vị giác
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo
  • Ngứa da nhẹ.

Không phải ai cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không nằm trong tầm kiểm soát, cần đến các sơ sở y tế gấp để được các bác sĩ xử lý kịp thời.

Những lưu ý trước khi sử dụng Ofloxacin

Trước khi dùng Ofloxacin, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng hoặc có phản ứng nặng với các thuốc:

  • Ofloxacin, Quinolone khác
  • Hoặc kháng sinh fluoroquinolone như ciprofloxacin, Gatifloxacin, Gemifloxacin, Levofloxacin, Lomefloxacin, Moxifloxacin, Axit nalidixic, Norfloxacin, Sparfloxacin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

Những lưu ý khi sử dụng Ofloxacin

Những lưu ý khi sử dụng Ofloxacin

Báo cho bác sĩ và dược sĩ những loại thuốc có kê toa và không kê toa, vitamin, các loại thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Đặc biệt lưu ý đến những loại thuốc như:

  • Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven)
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần (thuốc để điều trị bệnh tâm thần)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Insulin và thuốc trị bệnh đái tháo đường dùng đường uống như glyburide (DiaBeta, trong Glucovance, Micronase…)
  • Một số thuốc trị bệnh loạn nhịp tim như amiodarone (Cordarone), quinidine, procainamide (Procanbid) và sotalol (Betapace, Betapace AF, Sorine)
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil, Motrin…) và naproxen (Aleve, Naprosyn và những loại khác), probenecid (trong Colo-Probenecid, Probalan)

Nếu bạn đang uống thuốc kháng axit có chứa nhôm, canxi hay magiê (Maalox, Mylanta, Tums và những thuốc khác), didanosine (Videx), sucralfate (Carafate), chất bổ sung hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt hoặc kẽm, hãy uống Ofloxacin trước hoặc sau 2 giờ sau khi bạn dùng các loại thuốc nói trên.

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn hay bất cứ ai trong gia đình bạn hiện tại hoặc đã từng bị tình trạng khoảng thời gian QT kéo dài.

Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi do đó, nếu cần tỉnh táo để thực hiện một số công việc như: vận hành máy móc, lái xe… người bệnh cần cân nhắc kĩ lưỡng về thời điểm sử dụng thuốc.

Ngoài ra, Ofloxacin có thể làm cho làn da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và tia cực tím. Do đó, người bệnh cần tránh tiếp xúc không cần thiết hoặc kéo dài với ánh nắng mặt trời cũng như ánh sáng cực tím (từ giường tắm nắng và đèn cực tím). Trường hợp da đột nhiên ửng đỏ, sưng và phồng rộp, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng Ofloxacin cho phụ nữ có thai

Ofloxacin có thể truyền được qua được màng nhau thai. Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở người về  tác động của thuốc Ofloxacin đối với phụ nữ có thai.

Tuy nhiên người ta nhận thấy Ofloxacin có thể gây ra bệnh khớp trong các công trình nghiên cứu ở động vật. Do vậy, thuốc không được khuyên dùng ở phụ nữ có thai.

Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro cũng như tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ để có quyết định đúng đắn.

Thận trọng khi sử dụng Ofloxacin trong thời kỳ cho con bú

Người ta tìm thấy sự hiện diện của Ofloxacin trong sữa mẹ. Qua nghiên cứu ở động vật, có báo cáo về việc hoạt chất fluoroquinolone trong Ofloxacin có biểu hiện gây tổn thương vĩnh viễn sụn khớp ở những khớp chịu đựng sức nặng.

Chính vì vậy, trong trường hợp chỉ có thể dùng Ofloxacin mà không có loại kháng sinh nào thay thế, các bác sĩ khuyên mẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

Thận trọng khi sử dụng Ofloxacin thời kỳ mang thai và cho con bú

Thận trọng khi sử dụng Ofloxacin thời kỳ mang thai và cho con bú

Ofloxacin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể tương tác với Ofloxacin:

– Các loại thuốc sau có thể làm gia tăng tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm nhịp tim bất thường và các vấn đề khác về tim có thể tăng lên:

  • Thuốc chống loạn nhịp: amiodarone, disopyramide, dofetilide, quinidine, sotalol, cisapride
  • Thuốc lợi tiểu: furosemide, hydrochlorothiazide
  • Thuốc kháng sinh macrolide hoặc ketolide (ví dụ, erythromycin, telithromycin)
  • Thuốc rối loạn tâm thần hay tâm trạng, các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, phenothiazin (ví dụ, chlorpromazine) hay thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ, amitriptyline)

– Corticosteroids (ví dụ, prednisone) có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về dây chằng.

– Foscarnet, thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen), hoặc tramadol có thể làm tăng nguy cơ co giật

– Insulin hoặc thuốc chữa bệnh đái tháo đường (ví dụ, glipizide) có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

– Thuốc chống đông máu (ví dụ, warfarin), procainamide, hoặc theophylline khi tương tác với Oloxacin có thể làm tăng các tác dụng phụ của cả 2 loại thuốc

– Vắc-xin thương hàn vi khuẩn sống có thể bị giảm hiệu quả do Ofloxacin.

Muối nhôm (ví dụ, nhôm hydroxide), muối sắt (đường uống) (ví dụ, sắt sulfate), hoặc các muối magiê (như magnesium hydroxide) có thể làm giảm hiệu quả của Ofloxacin.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Ofloxacin?

Tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc Ofloxacin. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhịp tim chậm
  • Bệnh đái tháo đường
  • Tiêu chảy
  • Bệnh tim, vấn đề về nhịp tim (ví dụ QT kéo dài), hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này, thiếu máu cục bộ cơ tim (giảm nguồn cung cấp máu trong tim)
  • Hạ kali máu hoặc chưa được điều trị
  • Co giật (động kinh, hoặc có tiền sử bệnh) – cần sử dụng thuốc một cách thận trọng. Vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
  • Bệnh về não (ví dụ như xơ cứng động mạch)
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan (bao gồm cả xơ gan)
  • Từng ghép nội tạng (ví dụ: tim thận, phổi)
  • Rối loạn gân (ví dụ như viêm khớp dạng thấp) hoặc có tiền sử mắc bệnh cần sử dụng thuốc một cách thận trọng. Vì các tác dụng phụ có thể trở nên tồi tệ hơn.
  • Nhược cơ (nhược cơ nặng): không nên sử dụng thuốc Ofloxacin ở bệnh nhân có tình trạng này.

Trường hợp quá liều cần phải làm gì?

Một số triệu chứng quá liều mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Đỏ và lạnh mặt, tê và sưng mặt
  • Nói lắp
  • Lú lẫn.

Khi gặp những dấu hiệu quá liều nói trên, người bệnh cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trường hợp quên một liều

Trong trường hợp quên một liều Ofloxacin, người bệnh nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu nó gần với liều kế, hãy bỏ qua và sử dụng thuốc theo như kế hoạch.

Tránh sử dụng gấp đôi liều hoặc uống 2 liều liên tiếp gần nhau sẽ có thể gây hiện tượng quá liều rất nguy hiểm.

Thuốc Ofloxacin có tốt không?

Thuốc Ofloxacin có tốt không?

Thuốc Ofloxacin có tốt không?

Đây là loại thuốc có khả năng loại bỏ nhanh các loại vi khuẩn. Từ đó giúp cho các triệu chứng của những bệnh nhiễm khuẩn dần được cải thiện. Tuy nhiên, vì đây là thuốc kháng sinh có dược lực khá mạnh.

  • Nếu như bạn không tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng sẽ có thể gây hiện tượng quá liều và những tác dụng phụ rất nguy hiểm
  • Nếu không tuân theo thời gian điều trị sẽ khiến cho bệnh mau tái phát và thuốc không phát huy được hiệu quả nữa.

Kháng sinh chỉ làm việc tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể của bạn được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, hãy uống thuốc này ở các khoảng thời gian cách đều nhau và cố định mỗi ngày cho đến hết liệu trình điều trị.

Tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Ofloxacin giá bao nhiêu? Bán ở đâu?

Giá bán của thuốc Ofloxacin như sau:

  • Đối với thuốc uống: Quy cách đóng gói: hộp 2 vỉ x 10 viên, chai 100 viên, Giá bán thuốc Ofloxacin 200 mg tính theo đơn vị Viên là: 660 VNĐ (sáu trăm sáu mươi đồng/Viên).
  • Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin có giá 9.500 đồng/ lọ 5ml

Giá bán có thể chênh lệch tùy thuộc vào thời gian mua và từng điểm bán. Thuốc có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Hãy đến các nhà thuốc uy tín để mua được thuốc chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Trên đây là những thông tin về thuốc Ofloxacin mà benhtaimuihong.net đã tổng hợp giúp bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để có những tư vấn tốt nhất.

Chữa viêm họng bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường tốt không? Giá bao nhiêu? Để giúp quý độc giả gỡ rối, benhtaimuihong xin cung cấp thông tin để mọi người tham khảo và đưa ra quyết định chữa trị viêm họng, đúng đắn, kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo