Viêm mũi cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm mũi cấp ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này, nhất là cách phòng ngừa cũng như điều trị sớm, dứt điểm các biểu hiện của viêm mũi họng cấp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Các thông tin trên sẽ được chúng tôi cung cấp qua bài viết sau đây.

>> 5 triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để điều trị cho con kịp thời

>> Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Các bác sĩ khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Thu Cúc cho biết, viêm mũi cấp là một căn bệnh khá phổ biến. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh này vào giai đoạn chuyển mùa tăng lên đáng kể, đặc biệt là viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Số lượng người dân đến khám vào thời gian này tăng lên đột biến, trong đó hầu hết là trẻ em.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm mũi họng cấp ở trẻ

Các bác sĩ của Bệnh viện Thu Cúc đã đưa ra các nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này bao gồm:

  • Do trẻ bị nhiễm virus hoặc các vi khuẩn gây bội nhiễm.
  • Môi trường sống của bé bị ô nhiễm không khí, khói bụi, thuốc lá…
  • Do trẻ có sức đề kháng yếu, không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng…

Những triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi cấp

Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Trẻ bị sốt cao, ho từng cơn kéo dài, gây nôn trớ
  • Mũi khó thở, chảy nước mũi nhiều, phải dùng miệng để thở
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, lười bú, lười ăn
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy

Viêm mũi cấp ở trẻ em

Bệnh viêm mũi cấp ở trẻ em

Khi có các triệu chứng trên, trẻ có thể đã bị mắc phải viêm họng cấp vì thế các bậc làm cha mẹ chú ý nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt, tránh để trẻ bị tái phát bệnh nặng ảnh hưởng tới sức khỏe và thể lực của trẻ.

Thông thường, các triệu chứng nói trên 5 – 7 ngày rồi thuyên giảm. Nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi họng như:

  • Sốt cao có thể dẫn tới co giật, nguy hiểm tới tính mạng và có thể để lại nhiều di chứng sau này.
  • Viêm tai giữa (đây là biến chứng hay gặp nhất)
  • Ngoài ra còn có các biến chứng khác như: Viêm xoang hàm cấp trẻ em, viêm phổi, viêm phế quản và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.

Cách chữa viêm mũi cấp ở trẻ em tại nhà

Viêm mũi cấp ở trẻ em cần chữa dứt điểm, tránh để bệnh tái phát lại nhiều lần, bệnh sẽ phát triển thành mãn tính gây ảnh hưởng đến thể lực cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.

Tuy nhiên, khi bé mới bị viêm mũi cấp, mẹ không nên cho bé uống kháng sinh ngay vì sức đề kháng của bé còn yếu, sử dụng kháng sinh rất dễ khiến bé bị sốc. Hàng ngày cần lưu ý vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch muối bạc. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lí cho trẻ hàng ngày.

Trẻ có thể bị sốt do viêm mũi cấp

Trẻ có thể bị sốt do viêm mũi cấp

Nếu bé bị sốt khoảng 38.5 độ C trở lên thì có thể sử dụng thuốc paracetamol để hạ số cho trẻ. Còn nếu như bé chỉ sốt nhẹ từ 37 – 38 độ C thì bạn có thể dùng khăn nhúng nước và lau mình cho bé, đồng thời cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, có thể cho trẻ uống chất điện giải và ăn bổ sung nhiều trái cây.

Cha mẹ có thể tham khảo thêm một số loại thuốc xịt tại chỗ để giúp đẩy lùi nhanh những cơn sổ mũi, ngạt mũi. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc có chứa corticoid cho trẻ, trước khi sử dụng bất cứ loại nào cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra có thể dùng một số bài thuốc dân gian để trị ho như: chanh mật ong, chanh đào ngâm, quất hồng bì…

Trong một số trường hợp, trẻ bị viêm mũi họng cấp có chiều hướng trở bệnh nặng cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế phù hợp để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh bị biến chứng.

Phòng ngừa bệnh viêm mũi cấp ở trẻ em như thế nào?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ là do virus tấn công và trẻ bị nhiễm lạnh. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đó là cha mẹ phải giữ ấm cho con khi thời tiết thay đổi, giữ ấm cho con khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ ngực của con và giữ cho cơ thể bé thoáng mát khi mùa hè nóng nực.

Phòng tránh viêm mũi cấp ở trẻ em

Không được để trẻ cho tay vào mũi sẽ gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện cho virus tấn công

Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước bởi vì trẻ em thường đổ mồ hôi nhiều, tránh uống nước đá, nước lạnh.

Nên vệ sinh môi trường sống thường xuyên, quét dọn nhà cửa, giặt giũ chăn mền của trẻ, đồng thời tránh những nơi có khói bếp, khói thuốc lá hoặc bụi bặm nhiều.

Ngoài ra, cần giữ cho vùng mũi họng của trẻ tránh được những tác nhân từ môi trường như: Tạo thói quen đội mũ, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh ăn các hàng quán lề đường, những nơi không đảm bảo vệ sinh.

Qua bài viết trên mong rằng các bậc cha mẹ sẽ có những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ, không để cho viêm mũi cấp có cơ hội tấn công bé!

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo