Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y và một số bài thuốc hiệu quả

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó, để chữa viêm mũi dị ứng còn phương pháp Tây y, dân gian… Vậy phương pháp Đông y có ưu nhược điểm ra sao, các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng là gì? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây.

>> 5 bài thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian hiệu nghiệm nhất

>> 4 Cách trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam cho hiệu quả tốt nhất

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng đông y có tốt không?

Trong phương pháp Đông y, thầy thuốc sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh viêm mũi dị ứng mà có phương cách điều trị thích hợp. Phương pháp này cho hiệu quả lâu hơn, tuy nhiên, nó khắc chế được các tác nhân gây bệnh từ bên trong, điều trị đúng và trúng từng triệu chứng một.

So với thuốc Tây y, phương pháp Đông y ít khi gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Đồng thời thuốc Đông y cũng có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhất là các đối tượng nhạy cảm như: Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi.

Một vài vị thuốc Đông y còn còn thể kết hợp với món ăn để giúp cho người bệnh vừa hấp thụ được dinh dưỡng lại không cho người bệnh cảm giác đang uống thuốc.

Tuy nhiên, nhược điểm của Đông y là thời gian chữa trị lâu hơn, đôi khi không có tác dụng với thể trạng của người bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Dùng Đông y điều trị viêm mũi họng theo từng thể bệnh như sau:

1. Thể phong hàn phạm phế 

Triệu chứng của thể này như sau: Mũi ngứa, hắt hơi từng đợt, nước mũi chảy nhiều, trong, tăng lên khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh, sợ lạnh.

– Phép trị: Sơ phong, tán hàn, thông khiếu (bằng những loại thuốc có vị cay, tính ấm, nóng).

– Bài thuốc: Quế chi và gừng tươi 4 – 6g, thông bạch (hành trắng) 6 – 8g, bạch chỉ, kinh giới và mã đề mỗi loại 8 – 10g, bèo cái 10 – 12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, đại táo 3 quả.

– Cách dùng: Đun cùng 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

2. Thể phong nhiệt phạm phế

Biểu hiện của thể này: Mũi ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi.

– Phép trị: Tán phong thanh nhiệt, thông khiếu (bằng thuốc có vị cay, tính mát).

– Bài thuốc: Kim ngân hoa 12 – 16g, ké đầu ngựa và bồ công anh (hoặc sài đất) mỗi loại 12g, rau diếp cá 10 – 12g, lá dâu tằm, cúc tần, mã đề, cam thảo nam và kinh giới mỗi loại 8 – 10g,  bạc hà 6 – 8g.

– Cách dùng: Đun cùng 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.

Thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng

Thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng

3. Thể phế, tỳ khí hư

Triệu chứng của bệnh: Mũi ngứa, nhức, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, chảy nhiều, khi gặp lạnh hoặc khi gặp dị ứng nguyên thì bệnh phát, tái phát liên tục kèm theo tình trạng thở ngắn hơi, khó thở, người mệt mỏi, không có sức.

– Phép trị: Ích phế cố biểu, bổ khí thông khiếu.

– Bài thuốc: Đẳng sâm, rễ đinh lăng, đậu ván (sao), ý dĩ (sao), ké đầu ngựa mỗi loại 12g, kinh giới 10 – 12g, bạch chỉ, bạc hà và mã đề mỗi loại 8 – 10g, ngũ vị tử 6g.

– Cách dùng: Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoặc dùng bài thuốc: Đậu ván, đinh lăng, ké đầu ngựa, bèo cái mỗi loại 12g, vỏ trái sầu riêng 10g, kinh giới, kim ngân hoa, lá lốt, cam thảo mỗi loại 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Một số món ăn kết hợp với thuốc Đông y để trị viêm mũi dị ứng

Có một số món ăn kết hợp các nguyên liệu, thực phẩm bổ dưỡng với các loại thuốc bắc rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn như:

  • Ếch hầm thuốc bắc
  • Canh đầu cá chép thuốc bắc
  • Chim bồ câu hầm
  • Gà tiềm thuốc bắc…

Chim hầm thuốc bắc

Chim hầm thuốc bắc

Những món ăn nói trên có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng của bạn bằng những thành phần thuốc Đông y có trong đó.

Những lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Khi trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y, cần lưu ý tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh khác

Lưu ý không nên bật điều hòa quá thấp hoặc để gió lùa vào phòng nhiều

Nên tắm nước ấm và lau người thật khô

Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh mau khỏi.

Đó là những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y. Đây là phương pháp khá an toàn và hiệu quả bạn có thể cân nhắc sử dụng.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo