Cắt amidan như thế nào? Quy trình cắt amidan được thực hiện ra sao?
Cắt amidan như thế nào? Quy trình cắt amidan gồm những bước gì? Đây là những điều mà nhiều bệnh nhân quan tâm khi có chỉ định thực hiện phẫu thuật này. Bài viết sau đây benhtaimuihong.net sẽ đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc ấy của người bệnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
>> Các chuyên gia khuyên khi nào nên cắt amidan để hạn chế các biến chứng?
>> Biến chứng sau cắt amidan là gì? Phòng tránh các biến chứng như thế nào?
Cắt amidan như thế nào?
Cắt amidan là thủ thuật khá đơn giản, được tiến hành bởi các bác sĩ có tay nghề, kết hợp với các công cụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Phẫu thuật cắt amidan thường được tiến hành trong khaonrg 30 phút, được thực hiện qua đường miệng. Do đó sẽ không tạo ra vết cắt ở mặt hoặc bên ngoài vùng đầu.
Người bệnh cũng như bác sĩ phải tuân thủ đúng các bước trong quy trình thực hiện để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu không thực hiện đúng, trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Cắt amidan là phẫu thuật đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Quy trình cắt amidan gồm những bước nào?
Như đã trình bày ở trên, mọi quy trình cắt amidan đều phải được thực hiện một cách chuẩn chỉ, bài bản. Từ khâu chuẩn bị cho đến các bước thực hiện và chăm sóc sau hậu phẫu.
Quá trình cắt viêm amidan được tiến hành như sau:
Chuẩn bị trước khi cắt amidan
Trước khi cắt amidan, cần khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm tiền phẫu, đăng ký và hẹn lịch phẫu thuật, khám tiền phẫu. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Theo đó, có một số loại thuốc mà bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng uống như: aspirin, naproxen, ibuprofen và warfarin hoặc một số các loại thuốc khác vài tuần trước phẫu thuật.
Vài giờ trước khi phẫu thuật, người bệnh không nên ăn uống gì cả bởi chúng có thể bị trào ra phổi khi phẫu thuật, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Điều này là rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi cắt amidan để giảm đau. Khi ấy, người bệnh còn có thể phải đối mặt với biến chứng của gây mê – sốc phản vệ.
Theo PGS.TS Võ Thanh Quang – Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam: Khi gây mê, người ta thường phải tiêm 4 – 5 loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc mê, thuốc giãn cơ…
Khâu thử nghiệm thuốc tê cũng là một trong những bước quan trọng khi thực hiện cắt amidan
Các bác sĩ phải tách ra xem bệnh nhân phản ứng với thuốc nào, chưa kể trường hợp hai thuốc cùng có trong mạch máu tại một thời điểm, chúng mới có phản ứng.
Với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng, các bác sĩ phải cho thử dị ứng với một loạt thuốc mê khác nhau. Tuy nhiên, những xét nghiệm này chỉ mang tính tương đối. Không thể đảm bảo chắc chắn rằng khi tiêm, người bệnh sẽ không bị sốc.
Theo PGS Quang: “Phản ứng trong quá trình gây mê là điều khó lường trước, do đó, phải luôn sẵn sàng để đối phó”.
Tiến hành phẫu thuật
Sau khi các bác sĩ thực hiện gây mê, một dụng cụ nhỏ sẽ được đưa vào miệng bệnh nhân để giữ miệng luôn mở. Kế đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ amidan bằng phương pháp đã được chỉ định trước theo sự thống nhất giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Một số phương pháp cắt amidan hiện nay bao gồm:
- Bóc tách bằng dao
- Cắt amidan bằng dao điện plasma
- Phương pháp áp lạnh
- Cắt bằng dao mổ siêu âm
- Cắt amidan bằng laser
- Cắt amidan bằng coblator
Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật sẽ được giữ lại trong phòng hồi sức cho đến khi bạn có thể ho, thở và nuốt dễ dàng. Sau vài tiếng phẫu thuật người bệnh có thể về nhà. Trường hợp phức tạp hơn có thể ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp cho bệnh nhân hồi phục vết thương sau mổ. Đồng thời dặn dò về chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng bệnh tái phát.
Những điều bệnh nhân cần lưu ý sau khi thực hiện cắt amidan
Người bệnh cần lưu ý uống thuốc đầy đủ theo toa của bác sĩ. Nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ làm, nghỉ học khoảng một tuần đến 10 ngày. Khi nằm nên kê đầu cao hơn tim sẽ giúp bạn giảm được phù nề và sưng. Nên dùng các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.
Tuân thủ chế độ ăn trong 10 ngày, nên ăn thức ăn mềm, lỏng, lạnh, không ăn chua. Các loại thức ăn nóng, cứng nên tránh vì có thể gây trầy xước vết mổ và làm chảy máu. Uống nước thật nhiều vừa tránh chảy máu vừa tránh mất nước.
Bệnh nhân sau mổ có thể bị nôn chừng 1 – 2 lần. Nếu tình trạng này kéo dài và bệnh nhân bị nôn nhiều lần, bác sĩ điều trị sẽ cho thuốc để điều chỉnh dạ dày giúp bớt nôn.
Cần đến gặp bác sĩ trong các trường hợp:
- Máu chảy liên tục kéo dài không kiểm soát được từ mũi hoặc miệng
- Sốt trên 38,6 độ C kéo dài dù uống nhiều nước và uống thuốc đầy đủ
- Đau đầu kéo dài, không giảm đau dù đã dùng các thuốc giảm đau
- Sưng, đau, phù nề tăng dần, không thuyên giảm dù đã uống thuốc theo toa.
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho các câu hỏi: Cắt amidan như thế nào và quy trình cắt amidan được thực hiện ra sao. Hi vọng chúng sẽ hữu ích và giúp bạn phần nào giảm bớt sự lo lắng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!