Các chuyên gia khuyên khi nào nên cắt amidan để hạn chế các biến chứng?

Khi nào nên cắt amidan là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi mắc bệnh. Vậy, việc cắt amidan được thường được bác sĩ chỉ định khi nào? Cùng benhtaimuihong.net tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về việc cắt amidan để hạn chế tối đa những rủi ro cũng như đạt được đúng mục đích.

>> Cắt amidan ở đâu tốt nhất và chi phí bao nhiêu?

Ý kiến chuyên gia về việc cắt amidan

Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Giảng viên Đại học Y Hà Nội, không cứ viêm amidan là phải cắt.

Một em bé ăn ngủ bình thường, thể trọng tăng dần mặc dù hai amidan to hồng và láng, không khó nuốt, không khó thở, hai amidan hoạt động tốt và trong trường hợp đó không lý do gì cắt bỏ amidan đi.

Nhiều cha mẹ đem con đến bệnh viện xin cắt amidan trong tình trạng này vì coi nó là “thịt dư”. Cũng có nhiều bà con nghe lời hàng xóm là phải cắt “thịt dư” em bé mới mau lớn. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Trên thế giới, chỉ định cắt amidan được giới hạn tối đa sau khi các bác sĩ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em. Số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.

Vị trí của amidan

Vị trí của amidan

ThS.BS Võ Quang Phúc, phó giám đốc bệnh viện Tai mũi họng TPHCM, khi bị viêm amidan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết.

Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu.

Chính vì vậy mà trước khi cắt bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có nhu cầu, bệnh nhân nên đến các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, không nên đến phẫu thuật ở phòng mạch tư, rất dễ gặp sự cố.

Vậy các trường hợp nào thì cần phải cắt amidan?

Khi nào nên cắt amidan?

Đối với những trường hợp sau đây, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan:

  • Viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều hơn 6 đợt/ năm trong 2 năm liên tiếp: Điều trị viêm amidan mãn tính kéo dài (điều trị nội khoa) tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hôi miệng.
  • Áp xe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
  • Viêm amidan gây các biến chứng như viêm vi cầu thận, sốt thấp khớp hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần.
  • Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất (ở trẻ em).
  • Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên, nghi ngờ ung thư amidan.

Khi nào nên cắt amidan

Khi nào nên cắt amidan

Lưu ý:

Trước khi cắt amidan cần lưu ý những điều sau và cần thông báo với bác sĩ về tình trạng của bạn:

  • Không nên cắt amidan trong giai đoạn cấp tính vì rất dễ chảy máu, dễ nhiễm trùng và nhiễm trùng máu mà nên điều trị 5 – 7 ngày sau mới cắt.
  • Không được cắt amidan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu…)
  • Trì hoãn cắt amidan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mãn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

Phương pháp cắt amidan

Hiện nay, có 4 phương pháp cắt amidan được áp dụng phổ biến đó là:

  • Cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực: phương pháp này có thời gian cắt nhanh nhưng thường gây bỏng sâu, hố mổ xấu.
  • Phương pháp bóc tách dùng dao, kéo và thòng lọng: vết mổ lành đẹp, nhưng lại gây ra tình trạng mất máu nhiều nên cần cân nhắc.

Phương pháp cắt amidan

Các phương pháp cắt amidan ngày nay đều ít gây đau đớn

  • Cắt amidan bằng Sluder thường hay Sluder điện: ưu điểm là nhanh. Nhưng phải cần bác sĩ kinh nghiệm mới thực hiện được. Hiện nay, không được áp dụng nhiều do vết mổ xấu.
  • Cắt amidan bằng sóng Radio cao tần (máy Coblator): phương pháp này không mất máu, ít gây bỏng, ít tổn thương mô xung quanh, thời gian mổ ngắn, mau lành, nhưng chi phí cắt cao. Đây được xem là phương pháp ưu việt nhất hiện nay.

Khi thực hiện bất kì một phương pháp nào cũng nên cần sự tư vấn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế, độ tuổi mà có phương pháp cắt amidan hiệu quả nhất.

Xem thêm Video: Khi nào nên cắt amidan?

Lưu ý sau khi cắt amidan

Uống thuốc đầy đủ theo toa bác sĩ. Nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ làm, nghỉ học khoảng một tuần đến 10 ngày. Nên nằm đầu cao bằng cách kê đầu cao hơn tim sẽ giúp bạn giảm được phù nề và sưng.

Tuân thủ chế độ ăn trong 10 ngày, nên ăn thức ăn mềm, lỏng, lạnh, không ăn chua. Các loại thức ăn nóng, cứng nên tránh vì có thể gây trầy xước chỗ mỗ và làm chảy máu. Uống nước thật nhiều vừa tránh chảy máu vừa tránh mất nước.

Ðôi khi sau mổ có thể bị nôn chừng 1 – 2 lần. Nếu kéo dài và nôn nhiều lần, bác sĩ điều trị sẽ cho thuốc để điều chỉnh dạ dày giúp bớt nôn.

Nên đến bác sĩ trong các trường hợp:

  • Máu chảy liên tục kéo dài không kiểm soát được từ mũi hoặc miệng
  • Sưng, đau, phù nề tăng dần, không thuyên giảm dù đã uống thuốc theo toa.
  • Đau đầu kéo dài, không giảm đau dù đã dùng các thuốc giảm đau
  • Sốt trên 38.6 độ C kéo dài dù uống nhiều nước và uống thuốc đầy đủ

Qua những thông tin trên, chúng tôi hi vọng bạn đã có được kiến thức hữu ích về việc cắt amidan, khi nào nên cắt amidan. Chúc bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo