Cắt amidan có đau không? Phẫu thuật bằng phương pháp nào ít đau nhất?

Cắt amidan có đau không là mối quan tâm của nhiều người khi phải thực hiện thủ thuật này. Đây là một tiểu phẫu đơn giản nhưng nghĩ đến việc phẫu thuật là nhiều người đã thấy lo sợ. Bài viết sau đây sẽ giải tỏa cho bạn nỗi lo lắng ấy đồng thời cung cấp thêm một số thông tin về việc cắt amidan.

>> Các chuyên gia khuyên khi nào nên cắt amidan để hạn chế các biến chứng?

>> Sau khi cắt amidan nên ăn gì để vết thương chóng lành, mau khỏi?

Cắt amidan là một trong những tiểu phẫu nhỏ để tiêu diệt nơi trú ngụ của không ít vi sinh vật khi bạn liên tục bị viêm amidan tái phát lại khoảng trên năm lần một năm.

Công dụng của amidan là giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và mũi. Nhưng khi amidan bị sưng viêm nhiều quá sẽ khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở với những triệu chứng của bệnh gây ra như hôi miệng, cổ họng có đờm, đau khi nuốt nước bọt, mà thậm chí là nổi hạch ở vòm miệng…

Hiện nay có những phương pháp cắt amidan nào?

Cắt amidan là thủ thuật ứng dụng y học và khoa học tiên tiến, hiện đại. Hiện nay có các phương pháp cắt amidan như sau:

Có nhiều phương pháp cắt amidan khác nhau

Có nhiều phương pháp cắt amidan khác nhau

  • Cắt amidan bằng laser
  • Cắt amidan bằng phương pháp plasma
  • Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách
  • Cắt amidan bằng phương pháp coblator
  • Cắt amidan bằng Microdebrider

Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau, vì thế hãy cân nhắc để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình.

Cắt amidan có đau không?

Cắt amidan có đau không?

Với những bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc những người hơi nhát một chút thì “cắt amidan có đau không” sẽ là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Câu trả lời là người bệnh có cảm thấy đau hay không còn phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp nào trong số các phương pháp nói trên.

Với phương pháp cắt amidan truyền thống như: áp lạnh, bóc tách, cắt bằng dao điện,… sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân. Không những thế, cách cắt amidan này sẽ khiến bệnh nhân bị chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể khiến cho người bệnh tử vong.

Những bệnh nhân chọn phương pháp phẫu thuật bằng máy laser hay coblator thì quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, ít gây đau đớn, vết thương nhanh bình phục và ít có biến chứng. Đặc biệt là cắt amidan bằng máy coblator. Tuy nhiên, sau cắt amidan thì người bệnh sẽ có cảm giác đau hơn:

  • Nếu thực hiện cắt amidan bằng máy coblator: Sau phẫu thuật và nhất là hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau và khó chịu, nhưng tình trạng này sẽ nhanh biến mất nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong 10 ngày đầu tiên.
  • Kỹ thuật cắt amidan bằng laser thường ít được áp dụng hơn do gây ra tổn thương mô bởi nhiệt lượng trong quá trình thực hiện nên sau cắt amidan người bệnh thấy rất đau.

Phương pháp cắt amidan bằng Microdebrider có ưu điểm ít gây đau đớn hậu phẫu và người bệnh phục hồi nhanh chóng, nhưng nhược điểm là trong khi thực hiện cắt amidan sẽ chảy máu rất nhiều, có trường hợp chảy máu dữ dội. Vì thế, hiện nay, cắt amidan bằng Microdebrider ít được sử dụng.

Cắt amidan bằng Microdebrider

Cắt amidan bằng Microdebrider

Như vậy, cắt amidan là một tiểu phẫu nhỏ, đơn giản nên thường không gây đau nhiều và kéo dài nếu như bác sĩ tiến hành dùng thuốc và chăm sóc cho người bệnh đúng cách.

Sau phẫu thuật cắt amidan cần làm gì để bớt đau đớn?

Sau khi thực hiện cắt amidan, để không gây tổn thương thêm cho họng và không làm người bệnh đau đớn hơn, cần chú ý những điều sau:

  • Cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng hoặc có thể nằm ngừa, không gối đầu và xoay mặt về một bên.
  • Bệnh nhân không khạc nhổ, ho hay nuốt nước bọt. Nên đặt một tấm giấy xuống dưới khóe miệng của người bệnh để nước bọt không bị chảy xuống, chảy ra ngoài, đồng thời có thể theo dõi mức độ chảy máu trong họng dễ dãng hơn.
  • Nên cho bệnh nhân dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội. Không dùng thức ăn chua, cay, cứng, nóng và thức uống có màu nâu, đỏ như: coca, sting, nước ép dưa hấu…
  • Bệnh nhân không nên nói chuyện nhiều trong 10 ngày đầu tiên sau hậu phẫu, không gào thét, hét hò…
  • Đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy, không vận động mạnh và không đi lại đường xa, gồ ghề, không đi máy bay…

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “cắt viêm amidan có đau không”. Khi quyết định thực hiện cắt amidan, hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn thêm về phương pháp cắt cho phù hợp, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo