Cách trị ho và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Ho và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản… Vậy cách trị ho và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào vừa an toàn, lại hiệu quả? Bài viết sau đây, benhtaimuihong.net sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
>> 6 Mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả và an toàn
>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho do đâu? Điều trị tại nhà như thế nào?
Tắm nước gừng cho trẻ để trị ho và ngạt mũi
Để thực hiện cách trị ho và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này, trước hết các mẹ cần làm theo hướng dẫn sau:
- Gừng rửa sạch giã nát, cho vào một bán nước sôi rồi để trong vòng 15 phút.
- Sau đó cho gừng và nước gừng vào trong chậu nước ấm để tắm cho bé.
- Lưu ý các mẹ nên lựa chọn chậu tắm sâu một chút, rồi thả bé vào tắm trong phòng kín gió.
Nếu hôm nào rét quá hay con bị cảm mà đang sốt, các mẹ có thể áp dụng theo cách sau:
- Nấu một nồi nước gừng cho sả cây vào nấu sôi khoảng 10 phút
- Dùng tấm chăn to rồi mẹ ôm con vào trong đợi cho hơi nóng tỏa ra ấm rồi cởi đồ ra cho con.
- Lưu ý, ủ như vậy trong vòng 5 – 7 phút, rồi lau người lại cho con để giải cảm mà không cần phải tắm lại cho bé.
Tắm nước gừng cho trẻ để trị ho và ngạt mũi
Thoa dầu lòng bàn chân – Cách trị ho và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Nếu thấy trẻ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh lý về mũi họng khác, cha mẹ cần sử dụng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân cho con. Đồng thời kết hợp với day day bàn chân khoảng 1 phút mỗi bên. Sau đó thoa dầu lên ngực, sau lưng cho bé. Đây cũng là mẹo trị ho nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng thành công, hiệu quả.
Sử dụng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân cho con để giúp bé nhanh hết bệnh
Cho trẻ uống thảo dược trị ho và nghẹt mũi
Bạn có thể áp dụng 1 trong các bài thuốc dưới đây để trị ho và nghẹt mũi ở trẻ:
Bài thuốc từ lá tía tô
Nếu trẻ bị ngạt mũi kèm ho nhưng không có đờm thì uống lá tía tô: Lấy khoảng 20g lá tía tô tươi giã nhỏ, cho thêm nước sôi khuấy đều và gạn lấy nước rồi cho bé uống khi vẫn còn ấm.
Cách trị ho và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh
Còn nếu bé bị ho có đờm thì uống lá húng chanh (tần dày lá): Húng chanh có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron giúp trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể dùng để trị ho, viêm họng cho bé.
– Bài 1: Lấy 5 – 7 lá húng chanh rửa sạch, giã dập rồi trộn đều cùng với 2 thìa café nước sôi, rồi gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.
– Bài 2: Lá húng chanh + hạt chanh:
- Dùng khoảng 10 hạt chanh giã nhuyễn cho thêm đường phèn vào cho đỡ đắng.
- Giã dập 8 lá húng chanh rồi trộn cùng với 2 thìa nước, rồi cho hạt chanh trộn đều với đường phèn, lá húng vào bát đặt trong nồi cơm điện chưng khi cơm vừa cạn.
- Sau đó gạn lấy nước cho trẻ uống, chia ra uống 2 lần/ngày. Cho bé uống liên tục 2 ngày khi khỏi hết ho đờm.
– Bài 3: Lá húng chanh + quất xanh.
Cách làm như sau:
- Lấy 15 lá húng chanh, 3 quả quất xanh và đường phèn.
- Rửa sạch lá húng chanh, quất xanh rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thêm đường phèn cho đỡ chua.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào bát chưng khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày cho tới khi khỏi ngạt mũi, ho đờm.
Các bài thuốc trị ho và nghẹt mũi cho trẻ từ lá húng chanh rất tốt
Chữa ho, nghẹt mũi cho trẻ bằng mật ong
Mật ong an toàn cho trẻ với vị ngọt thơm, cho trẻ uống mật ong là bài thuốc hữu hiệu để giảm nhẹ cơn ho, đau rát cổ họng cho trẻ. Lưu ý, chỉ sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
Các mẹ pha 1 thìa café mật ong cùng với ¼ quả chanh tươi, rồi cho thêm 5 thìa café nước lọc vào. Để thử xem vị vừa miệng với bé hay chưa, các mẹ nên nếm thử trước nếu không ngọt hay chua quá là được.
Buổi sáng khi bé ngủ dậy, cho con uống khoảng 60 – 100ml nước lọc. Sau đó cho con uống hỗn hợp đã pha trong vòng 20 phút, lưu ý không cho bé ăn uống gì thêm để đạt hiệu quả nhanh. Cho con uống liên tiếp 2 – 3 ngày.
Nếu như đã áp dụng xong những cách trị ho và nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh ở trên mà không thấy có hiệu quả hoặc bệnh có thể nặng hơn. Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!