Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao nhanh khỏi, tránh tái phát?

Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao? Là kiến thức mà cha mẹ cần hiểu rõ khi phát hiện trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường của bệnh để có điều trị sớm cho bé. Do viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị dứt điểm, có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc gây ra các bệnh lý về đường hô hấp.

>> Các dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng và cách xử lý kịp thời

>> Trẻ bị ngạt mũi khó thở do đâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có hai loại là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng lâu năm (mãn tính). Nếu những triệu chứng của bệnh không kéo dài thì được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa. Đây là loại dị ứng rất hiếm gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi.

Đối với những trẻ có dấu hiệu kéo dài, không tùy thuộc theo mùa thì được gọi là viêm mũi dị ứng lâu năm. Trẻ rất dễ mắc phải loại viêm mũi dị ứng này.

Cách nhận biết viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Những dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng thường thay đổi theo mùa, loại chất gây dị ứng bao gồm: Chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ngứa mắt và mũi. Nếu như trẻ thường xuyên bị sổ mũi mà không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành nghẹt mũi mãn tính.

Khi thời tiết thay đổi, trẻ hay có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng

Khi thời tiết thay đổi, trẻ hay có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ bị ngạt thở, khó thở nên phải thở bằng miệng dẫn tới hiện tượng thở khò khè, ngứa ngáy họng khi ngủ. Điều đó có thể khiến trẻ mất ngủ, đái dầm, mộng du hoặc khó chịu, khả năng tập trung kém và hay buồn ngủ

Đối với trẻ nhỏ, nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, nhiễm trùng tai xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn so với người lớn vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Triệu chứng của trẻ có khả năng nặng hơn nếu như tiếp xúc với chất gây ô nhiễm như bụi bẩn, khói thuốc lá.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cảm lạnh (chảy nước mũi, hắt hơi) kéo dài hơn 2 tuần, nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Nếu như trẻ được bác sĩ chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng, trước hết cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng đó là gì. Ở những trẻ khác nhau sẽ bị dị ững bởi những chất khác nhau và một số trẻ còn bị dị ứng do nhiều nguyên nhân khác.

Các tác nhân đó có thể được xác định rõ ràng trong khi nhiều yếu tố khác rất khó chẩn đoán. Những triệu chứng đó có thể giúp phát hiện được nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ là gì.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm mũi dị ứng

Cách xử lý khi trẻ bị viêm mũi dị ứng

Điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng sẽ làm giảm tình trạng bệnh của trẻ và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Những dấu hiệu nhẹ hoặc theo mùa có thể được xử lý khác với những triệu chứng nặng hoặc quanh năm. Cha mẹ có thể thực hiện theo biện pháp dưới đây:

  • Thuốc kháng Histamine: Công dụng làm tình trạng hắt xì hơi, ngứa và chảy nước mũi. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ cho trẻ, vì vậy cha mẹ nên lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp nhất với bé.
  • Dùng thuốc thông mũi: Để giảm tình trạng ngạt mũi của trẻ. Không sử dụng loại thuốc này hơn 3 ngày liên tiếp, vì có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
  • Thuốc chứa Steroid dạng xịt: Loại thuốc này tạo phun sương trong hốc mũi của trẻ, có công dụng giảm sưng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

  • Thuốc chứa chất ổn định tế bào: Đây là loại thuốc xịt có công dụng giảm sưng trong khoang mũi.
  • Thuốc chứa chất chống Leukotriene: Tác dụng giảm sưng và lượng dịch nhầy có trong mũi của bé. Lưu ý khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Liệu pháp miễn dịch: Thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp trẻ có những triệu chứng nặng hoặc những loại thuốc khác không có tác dụng. Liệu pháp miễn dịch thường là thuốc tiêm, thuốc đặt dưới lưỡi hay thuốc uống dạng viên.

Ban đầu, bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể. Sau đó bác sĩ sẽ tăng số lượng dần chất gây dị ứng, mục đích giúp cho cơ thể của bé thích nghi với chất gây dị ứng và ngừng phản ứng với tác nhân này. Với liệu pháp này điều trị bệnh có thể kéo dài khoảng vài tuần hoặc lâu hơn.

Mong rằng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp được những thắc mắc về trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao. Cần lưu ý việc sử dụng bất kì loại thuốc nào điều trị bệnh cho bé cũng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo