Trẻ bị ngạt mũi khó thở do đâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trẻ bị ngạt mũi khó thở nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây và đưa trẻ đi khám sớm sẽ giúp phòng tránh và điều trị tình trạng bé bị nghẹt mũi khó thở một cách hiệu quả nhất. Tham khảo các tư vấn dưới đây của benhtaimuihong.net.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khó thở

Nghẹt mũi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đa phần là các bệnh về cảm cúm hoặc có thể là bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Cha mẹ cần lưu ý để chẩn đoán và có cách điều trị đúng cách và nhanh chóng đẩy lùi được tình trạng trẻ bị ngạt mũi khó thở.

Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi khó thở thường gặp:

Trẻ bị ngạt mũi khó thở do cảm lạnh

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến bé nghẹt mũi khó thở, kèm theo những triệu chứng như sốt, ho, đau họng, hắt hơi, nếu kéo dài có thể gây sổ mũi…

Nếu thấy bé chỉ bị ngạt mũi mà không kèm thêm bất kì triệu chứng nào, thì có thể là phản ứng do trẻ gặp vấn đề về thời tiết hay đồ ăn cay. Hoặc có 1 nguyên nhân khác là do chất nhày của bào thai còn sót lại trong đường hô hấp của bé.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở có thể do cảm lạnh

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở có thể do cảm lạnh

Dị ứng gây ngạt mũi khó thở ở trẻ

Hiện tượng dị ứng khiến cho trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hoặc có thể kèm theo đỏ đầu mũi, đỏ mắt đó là những triệu chứng do dị ứng gây nên. Có thể do bé bị viêm mũi dị ứng hoặc phản ứng dị nguyên…

Bé bị ngạt mũi khó thở do cảm cúm

Tình trạng cảm cúm do vi khuẩn hay virus tấn công khiến cho sức đề kháng của bé kém. Khi bị cảm cúm trẻ thường mệt mỏi, đau các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, lạnh run hoặc có thể khó thở.

Trong mũi trẻ có dị vật gây ngạt mũi khó thở

Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nếu như trẻ vô tình bị vướng dị vật vào trong mũi có thể dẫn đến ngạt mũi, khó thở và chảy nước mũi hay chảy máu. Khi đó, bé sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.

Cần làm gì khi trẻ bị ngạt mũi khó thở?

Đa phần những bệnh lý có liên quan tới ngạt mũi là do mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, khi thấy trẻ ngạt mũi khó thở cha mẹ cần làm sạch sẽ bầu không khí xung quanh, giữ cho môi trường được thoáng mát vào mùa hè và kín gió vào mùa đông.

Hạn chế nuôi những loại động vật có nhiều lông như chó, mèo,… vì có thể làm cho chứng nghẹt mũi của bé thêm trầm trọng hơn, hay dẫn đến bệnh hen suyễn. Cho bé tránh xa những tác nhân gây dị ứng này.

Thường xuyên làm sạch mũi cho bé để sớm chấm dứt tình trạng bé ngạt mũi khó thở bé ngạt mũi khó thở. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ cho bé, lấy tăm bông làm sạch chất nhầy gây ngạt mũi. Hoặc có thể massage hai bên cánh mũi để làm loãng dịch nhầy giúp mũi được thông thoáng và dễ thở hơn.

Cho bé ăn súp gà để giảm tình trạng ngạt mũi

Cho bé ăn súp gà để giảm tình trạng ngạt mũi

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở cha mẹ có thể hút mũi, dùng máy tạo hơi ẩm, xông hơi, dùng tinh dầu bạc hà, bổ sung thêm nước cho bé, cho bé ăn súp gà, tạo tinh thần thoải mái nhất cho bé…

Bé bị ngạt mũi khó thở khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi cha mẹ cảm thấy lo lắng về tình hình sức khoẻ của bé hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Một số trường hợp cha mẹ cần lưu ý về những dấu hiệu của bé và cần đi khám sớm:

  • Dấu hiệu đau tai
  • Đau họng kèm sổ mũi kéo dài
  • Tiêu chảy và nôn mửa
  • Ho dai dẳng kéo dài
  • Sốt cao mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt
  • Khó thở, thở khò khè
  • Mệt mỏi và chán ăn

Khi thấy trẻ sốt cao kéo dài nên cho trẻ đi khám sớm

Khi thấy trẻ sốt cao kéo dài nên cho trẻ đi khám sớm

Cách phòng tránh tình trạng ngạt mũi khó thở ở trẻ em

Để phòng tránh tình trạng bé bị ngạt mũi khó thở, nhất là đối với trẻ sơ sinh cha mẹ nên giữ ấm cho bé vào mùa lạnh. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với những nơi có nhiều bụi bẩn.

Nếu trẻ bị ngạt mũi ở mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc nhỏ mũi theo đơn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc đối với trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Để giảm tình trạng ngạt mũi, khi đi ngủ mẹ hãy kê thêm gối cho bé và bế bé ở tư thế thẳng. Sử dụng dung dịch muối để vệ sinh mũi hàng ngày cho bé giúp làm loãng dịch mũi dày, dùng dụng cụ hút mũi. Tắm cho bé trong phòng ấm hay chạy máy tạo độ ẩm trong phòng cho bé.

Lưu ý trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi khó thở nhiều ngày không thấy đỡ, cần đưa bé đi khám gấp, tránh để bệnh kéo dài sẽ nặng hơn và gây ra những biến chứng khác tới sức khoẻ của trẻ. Mong rằng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé tốt nhất.

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo