Viêm xoang khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm xoang khi mang thai khiến cho các mẹ bầu khá mệt mỏi và khó chịu. Bên cạnh đó, không ít mẹ vô cùng lo lắng vì sợ bệnh cũng như cách điều trị ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy, khi mắc viêm xoang, các mẹ phải chịu đựng những triệu chứng gì, do đâu và làm thế nào để điều trị dứt điểm các triệu chứng ấy một cách an toàn? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

>> Các nguyên nhân viêm xoang cần cảnh giác và cách phòng ngừa bệnh

>> 4 dấu hiệu viêm xoang nhận biết sớm, tránh để lâu ngày khó chữa

Tại sao phụ nữ có thai lại bị viêm xoang?

Viêm xoang là căn bệnh phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng có thể mắc phải căn bệnh này.

Bên cạnh những nguyên nhân gây viêm xoang thường gặp như: do cấu trúc xoang dị dạng, do dị ứng, cảm cúm, viêm đường hô hấp, thời tiết thay đổi thất thường… thì mẹ bầu còn có thể mắc viêm xoang do 1 số nguyên nhân đặc trưng, riêng có ở phụ nữ mang thai như sau:

  • Điều không thể nào tránh khỏi khi mang thai chính là sức khoẻ người mẹ bị giảm sút, sức đề kháng yếu. Đây chính là cơ hội tốt để các vi rút, vi khuẩn, nấm tấn công gây ra bệnh viêm xoang
  • Thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ của thơi tiết hay không khí bụi bẩn cũng có thể khiến mẹ mắc viêm xoang khi mang bầu.

Vì sao phụ nữ mang thai bị viêm xoang?

Vì sao phụ nữ mang thai bị viêm xoang?

  • Ngoài ra, mang thai khiến nội tiết tố của người phụ nữ bị thay đổi. Progesterone và một số hormon khiến các màng nhầy phình ra và mạch máu trong mũi bị giãn nở chiếm chỗ trong lòng xoang dẫn đến xoang hẹp lại, từ đó dẫn đến viêm xoang ở bà bầu.

Khi mắc viêm xoang trong thời kỳ mang bầu, tâm lý chung của nhiều mẹ là ngại uống thuốc, sợ ảnh hưởng đến con. Việc không dùng thuốc để điều trị mà chịu đựng đến khi bệnh tự khỏi sẽ khiến các vi khuẩn, virus có cơ hội phát triển mạnh hơn, bệnh nặng lên và việc điều trị càng khó khăn hơn.

Thai kỳ là thời gian vô cùng nhạy cảm của hai mẹ con, nên cần phải hết sức chú ý. Mẹ bầu cần chữa dứt điểm sớm để tránh các biến chứng, ảnh hưởng tới sức khoẻ cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Viêm xoang khi mang bầu có biểu hiện gì?

Phụ nữ mang thai bị viêm xoang cũng xuất hiện các triệu chứng giống như các bệnh nhân khác, nhưng thường thể hiện ra rõ rệt hơn, nặng hơn. Cụ thể như sau:

  • Đau đầu: Bà bầu bị viêm xoang thường cảm thấy nhức đầu, nặng đầu, bị viêm xoang nào thì sẽ thấy đau ở đó. Đặc biệt triệu chứng này xuất hiện nhiều và nặng hơn vào sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.
  • Chảy nước mũi: Viêm xoang khi mang thai sẽ dấu hiệu đầu tiên sẽ là chảy nước mũi. Ban đầu nước mũi sẽ có màu trắng trong, khi bệnh trở nặng sẽ có màu vàng hoặc xanh, có mùi tanh.
  • Ngạt mũi: Việc chảy nước mũi kéo dài sẽ khiến bà bầu bị nghẹt mũi, khó thở và phải dùng miệng để thở, đặc biệt là vào buổi đêm khi đi ngủ. Triệu chứng này thường đi kèm với khả năng ngửi kém và hôi miệng.
  • Sốt: Tình trạng sốt có thể xảy ra nặng hoặc nhẹ kèm với các triệu chứng trên.

Viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị viêm xoang khi mang bầu quả thực là điều không ai mong muốn. Nhưng mẹ bầu không nên quá lo lắng vì tâm lý ấy sẽ không tốt cho việc phát triển của thai nhi. Vậy thực chất viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm gì tới em bé không?

Mang thai bị viêm xoang có nguy hiểm không?

Mang thai bị viêm xoang có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, với những triệu chứng viêm xoang nhẹ như: ngạt mũi, sổ mũi thì chưa phải dùng thuốc kháng sinh, các mẹ bầu có thể an tâm, áp dụng một số bài thuốc dân gian để đảm bảo chắc chắn là không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng hơn thì cần sự can thiệp của các loại thuốc đặc trị viêm xoang. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ cũng như nguy hại ít nhiều tới em bé trong bụng nên tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uông mà cần tham khảo chỉ định của bác sĩ. Các mẹ nên đến cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Bị viêm xoang khi mang thai điều trị thế nào cho đúng cách, an toàn?

Đây là khoảng thời gian rất quan trọng với sự phát triển của bé nên mẹ bầu phải hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ nghiêm nghặt. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bà bầu bị viêm xoang:

Viêm xoang khi mang bầu nên dùng thuốc gì?

Viêm xoang khi mang bầu nên dùng thuốc gì?

Các loại thuốc Tây y chữa viêm xoang khi mang thai

Một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn cho bà bầu bị xoang là: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc co mạch,…

  • Viêm xoang khi mang thai có thể dùng thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị viêm xoang do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ kê thuốc khác sinh cho bạn. Tuy nhiên chọn lựa loại thuốc nào thì bác sĩ sẽ cân nhắc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi mà vẫn mang lại hiệu quả chữa bệnh cao.
  • Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Nhóm thuốc này chứa steroid, có tác dụng làm thông thoáng mũi xoang, thường ở dạng lỏng để nhỏ hoặc xịt vào mũi. Ngoài ra, cũng có dạng uống nhưng chỉ được dùng ngắn ngày, chưa chắc đã chữa được bệnh nên lựa chọn dạng nhỏ mũi vẫn là tối ưu hơn, có thể dùng lâu dài.
  • Thuốc co mạch: Bị xoang khi mang thai có thể sử dụng thuốc co mạch dạng nhỏ mũi, mang lại hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, thuốc này lại không thể dùng lâu dài được, sẽ gây nhờn thuốc, thậm chí còn làm bệnh nặng hơn. Thường chỉ nên dùng tầm 7 – 10 ngày không mang lại kết quả thì phải dừng lại và chuyển sang phương pháp điều trị khác.
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có công dụng điều trị các dâu hiệu do viêm xoang dị ứng gây ra rất hiệu quả.
  • Ngoài ra, còn có một số thuốc chống viêm dạng uống hoặc ngậm, thuốc giảm đau, long đờm,… Các nhóm thuốc này dù ít nhiều cũng có nguy hại tới sức khoẻ mẹ và bé nên không được tự tiện sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm xoang cho mẹ bầu an toàn

Cần lưu ý là những bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các dấu hiệu của viêm xoang. Thuốc phát huy tác dụng cao khi mẹ vừa mắc bệnh, các triệu chứng không quá nặng. Nếu điều trị bằng thuốc dân gian 3 – 5 ngày mà các biểu hiện của viêm xoang vẫn không thuyên giảm, mẹ cần đến bệnh viện để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một vài bài thuốc dân gian giúp các mẹ “chống chọi” được với bệnh viêm xoang bao gồm:

Rượu tỏi:

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 40g tỏi khô, bóc bỏ vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100ml rượu trắng (Khoảng 40 – 45 độ). Sau 10 ngày thì đem ra sử dụng. (Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng nên lắc đều chai).

Sau khi rượu tỏi đạt yêu cầu, bạn cho vào lọ thuốc nhỏ mũi đã dùng hết, rồi mỗi ngày nhỏ khoảng 1 – 2 giọt rượu tỏi vào mũi sẽ giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Cách thực hiện như sau: Lấy một miếng vải mềm, cuộn nhỏ lại để nhét vừa lỗ mũi. Sau đó nhỏ khoảng 2 giọt vào đầu vải và cho vào lỗ mũi, ngoáy đều khoảng vài phút. Áp dụng cách này, các mẹ bầu sẽ cảm thấy đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể dùng tinh dầu khuynh diệp hoặc các loại tinh dầu, thảo dược khác để xông hơi. Phương pháp này cũng giúp loại bỏ bớt màng nhầy ở mũi, giảm bớt triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi và bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm xoang tái phát ở bà bầu

Để việc điều trị đạt kết quả nhanh nhất, sớm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cũng như phòng ngừa viêm xoang tái phát, bà bầu có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây.

  • Bổ sung vitamin C: Để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là trái cây. Đồng thời, không sử dụng các sản phẩm từ trứng, sữa để ngăn ngừa viêm xoang tái phát.
  • Uống nhiều nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt khi bị viêm xoang, việc uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giúp cho việc thải chúng ra ngoài sẽ dễ dàng hơn.
  • Tăng cường kẽm: Kẽm được coi là vũ khí chống viêm hiệu quả. Vì vậy, nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: cá, thịt, các loại hạt, đậu lăng, khoai tây,… sẽ giúp cải thiện bệnh viêm xoang ở bà bầu.
  • Kê cao gối khi ngủ: Khi bị viêm xoang, không tránh được việc bị nghẹt mũi. Để giảm tình trạng này, bạn có thể kê cao gối lúc ngủ để dịch nhầy trong mũi không bị ứ đọng trong xoang mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
  • Giữ độ ẩm trong phòng: Giữ độ ẩm trong phòng hợp lý bằng máy tạo độ ẩm, máy sưởi sẽ giúp làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên vệ sinh máy để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tránh đê luồng gió thổi trực tiếp vào cơ thể.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Một số loại thực phẩm có thể gây kích thích, dị ứng khiến bệnh viêm xoang ở nặng hơn nên được loại bỏ khỏi thực đơn. Thêm vào đó, các mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho mẹ và bé, hạn chế tối đa các món ăn dầu mỡ, cay nóng.

Chế độ ăn ảnh hưởng tới kết quả điều trị viêm xoang khi mang thai

Chế độ ăn ảnh hưởng tới kết quả điều trị viêm xoang khi mang thai

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày khi mắc bệnh: Đây là cách làm đơn giản và an toàn dành cho phụ nữ mang thai bị viêm xoang. Phương pháp này giúp mũi sạch hơn, thông thoáng hơn, giúp cho mẹ bầu dễ chịu hơn.
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các chất kích thích như: khói thối lá, mùi sơn, nước hoa, mỹ phẩm, chất có cồn,…

Thai kỳ là một trong những giai đoạn hết sức quan trọng và nhạy cảm. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể để lại hậu quả nặng nề, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do vậy, nếu bị viêm xoang khi mang thai, cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm, dứt điểm, tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Chúc mẹ và bé yêu luôn khoẻ mạnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo