Nhận biết dấu hiệu viêm amidan ở các giai đoạn và cách điều trị

Dấu hiệu viêm amidan biểu hiện rất rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Viêm amidan có 2 giai đoạn, thể bệnh là cấp tính và mãn tính ở mỗi thể sẽ có các biểu hiện khác nhau, người bệnh cần nhận biết sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

>> 9 nguyên nhân gây viêm amidan bạn cần biết để phòng tránh

>> Hỏi – đáp: Viêm amidan có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Dấu hiệu viêm amidan ở các giai đoạn

Viêm amidan là tình trạng bệnh viêm nhiễm ở amidan rất phổ biến và thường gặp của đường hô hấp. Bệnh xảy ra nhiều ở đối tượng trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan, chủ yếu nhất là do nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra các yếu tố về cơ địa, sức đề kháng yếu, môi trường ô nhiễm, do mắc các bệnh lý viêm họng không được điều trị tốt dẫn đến viêm nhiễm mãn tính, tổn thương nặng và các biến chứng nguy hiểm.

Viêm amindan có nhiều dấu hiệu rất rõ ràng

Viêm amindan có nhiều dấu hiệu rất rõ ràng

Các triệu chứng viêm amidan gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn các biến chứng của bệnh có thể gây ra các suy giảm nghiêm trọng của đường hô hấp với các bệnh lý mãn tính như: Viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,…

Viêm amidan có 2 thể chính là 2 giai đoạn phát triển của bệnh là: viêm amidan cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau là “chuông cảnh báo” để người bệnh cần đi khám và điều trị sớm.

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là tình trạng bệnh khi amidan bị viêm nhiễm cấp tính, hình thành các tổn thương ở giai đoạn nhẹ. Bệnh khởi phát với các triệu chứng rõ rệt giống với hầu hết các tình trạng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp.

Dấu hiệu viêm amidan cấp tính thường gặp, người bệnh nên nhận biết rõ và điều trị sớm gồm:

Viêm amidan mãn tính gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi

Viêm amidan mãn tính gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi

– Sốt cao đột ngột: Dấu hiệu đầu tiên tìm đến với người bệnh khi mắc viêm amidan cấp tính là sốt cao đột ngột. Người bệnh có thể bị sốt tới 39 – 40 độ ngay khi bị bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Sốt cao khến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chán ăn… rất giống với triệu chứng bệnh cảm cúm nhưng người bệnh không nên nhầm lẫn và cần đi khám, điều trị sớm.

– Amidan sưng, đỏ: Viêm amidan có nguyên nhân do virus thường sẽ gây ra triệu chứng khiến amidan bị sưng to và tấy đỏ, khi soi kĩ sẽ thấy niêm mạch họng đỏ rực, xuất tiết. Kèm theo đó là các tiệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Trường hợp bệnh nguyên nhân do vi khuẩn bề mặt amidan cũng bị sưng, đỏ và kèm theo chấm mủ có màu trắng sữa.

– Cổ họng đau rát, vướng khi nuốt: Viêm amidan khiến amidan bị tổn thương, sưng tấy và tăng kích thước khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng, khó khăn khi nuốt nước bọt, ăn uống,… Khi tình trạng viêm nhiễm chuyển biến nặng, cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng cũng sẽ tăng lên và có thể lan sang tai.

– Khó thở, ngáy to khi ngủ: Hô hấp bị ảnh hưởng rất nhiều khi amidan bị viêm nhiễm. Amidan sưng to chèn cổ họng và dịch đờm sẽ khiến người bênh bị khó thở, thở mạnh, ban đêm bị ngáy to. Tình trạng này ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm, có một số trường hợp trẻ có thể bị ngừng thở khi ngủ.

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là giai đoạn phát triển nặng của viêm amidan và tiếp theo của giai đoạn cấp tính. Nhiều trường hợp viêm amidan có thể khỏi sau 3 -5 ngày mắc bệnh, tuy nhiên nếu sức đề kháng cơ thể kém cũng với  các tác nhân bên ngoài và việc điều trị bệnh giai đoạn cấp tính sẽ dẫn đến viêm nhiễm mãn tính.

Viêm amidan mãn tính có các dấu hiệu thường không quá rõ ràng, đột ngột như giai đoạn mãn tính, người bệnh dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh cảm cúm thường gặp. Tuy nhiên, có một số triệu chứng của bệnh người bệnh có thể nhận biết được như:

Ho nhiều, hơi thở có mùi hôi,... là dấu hiệu viêm amidan mãn tính

Ho nhiều, hơi thở có mùi hôi,… là dấu hiệu viêm amidan mãn tính

– Sốt nhẹ: Người bệnh bị sốt nhẹ, sốt vặt, người gây gây sốt đặc biệt vào buổi chiều. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người gầy gò, xanh xao, đặc biệt trẻ nhỏ dễ bị sụt cân.

– Hơi thở có mùi hôi: Viêm amidan mãn tính sẽ có tình trạng mủ tích tụ ở họng nên khi thở ra sẽ thường xuyên bị có mùi hôi khó chịu.

– Ho nhiều: Người bệnh bị ho nhiều, ho khan thành từng cơn dài, đặc biệt là ho nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Ho nhiều khiến cổ họng đau rát, khó nuốt và khản tiếng, giọng nói thay đổi.

– Amidan bị sưng to: Khi bị viêm amidan quá phát sẽ khiến amidan bị sưng to, niêm mạc họng bị đỏ tấy, phần trụ trước bị đỏ sậm, trong các hốc và múi có xuất hiện mủ trắng giống với màu sữa. Tình trạng viêm amida quá phát thường gặp nhiều ở trẻ em.

– Amidan xơ chìm: Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở người lớn. Amidan xơ chìm, hai amidan nhỏ có về mặt gồ ghề, lỗ chỗ và chằng chịt xơ trắng. Ở trụ trước, trụ sau dày và đỏ sậm, khi dùng tay hoặc lưỡi ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc, múi của amidan.

Viêm amidan và cách điều trị khi thấy triệu chứng bệnh

Các triệu chứng viêm amidan cấp tính và mãn tính có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biểu hiện của bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ phát triển và lây lan nhanh chóng, gây ra các tình trạng bệnh mãn tính nguy hiểm.

Chính vì vậy để hạn chế sự ảnh hưởng, phát triển của bệnh, ngay khi thất xuất hiện các dấu hiệu viêm amidan người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp bằng tây y, đông y hoặc nam dược. Cùng với dùng thuốc chữa, người bệnh cũng cần chú ý đến sinh hoạt, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh để bệnh sớm được điều trị tốt nhất.

Đến cơ sở y tế khám ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm amidan bất thường

Đến cơ sở y tế khám ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm amidan bất thường

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Uống nhiều nước mỗi ngày

– Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

– Giữ ấm cơ thể, vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các dung dịch súc họng để diệt khuẩn, làm sạch họng và vi khuẩn không có môi trường làm tổ, gây bệnh.

– Đeo khẩu trang khi ra đường và sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.

– Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích rượu, bia,… không tốt cho sức khỏe.

– Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là thông tin về những dấu hiệu viêm amidan điển hình tất cả người bệnh đều cần biết và hiểu rõ. Cần sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh và điều trị ngay khi biện chưa tiến triển gây viêm nhiễm nặng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo