Viêm mũi vận mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh?

Viêm mũi vận mạch ngày càng phổ biến trong đời sống, nhưng đây vẫn và một căn bệnh xa lạ với nhiều người. Viêm mũi vận mạch là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này ra sao? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của benhtaimuihong.net.

>> Viêm mũi cấp tính là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

>> Viêm mũi mãn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì?

Viêm mũi vận mạch là hiện tượng viêm mũi do phản ứng thái quá của hệ thần kinh với giao cảm trong niêm mạc mũi. Thậm chí có trường hợp trong niêm mạc mũi xuất hiện 1 lớp niêm mạc căng phồng lên bịt kín mũi, cứ phồng rồi xẹp như vậy liên tục trong ngày.

Viêm mũi vận mạch ngày trước thường được xem là viêm mũi dị ứng không tìm thấy dị nguyên và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống.

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì?

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì?

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch

Khi bị viêm mũi vận mạch, người bệnh cũng có các triệu chứng tương tự với viêm mũi dị ứng như hắt hơi liên tục, ho, thường chảy nước mũi vào buổi sáng, có biểu hiện nghẹt mũi đổi bên cùng niêm mạc tái nhợt nếu soi vào lỗ mũi. Chính vì đặc điểm này nên viêm mũi vận mạch rất dễ bị lẫn lộn với viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên ở viêm mũi vận mạch, bệnh nhân có triệu chứng ngạt mũi nhiều hơn là hắt hơi. Nước mũi chảy ít và không có hiện tượng chảy nước mắt. Sau khi cơn hắt hơi chấm dứt, bệnh nhân ngay lập tức trở về trạng thái bình thường, không có triệu chứng nặng đầu hay uể oải kèm theo.

Bệnh nhân cũng thường hay có dấu hiệu rối loạn vận mạch ở những vùng khác như căng, ngứa các ngón tay khi trời trở lạnh…

Phân biệt viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một tình trạng viêm niêm mạc mũi do phản ứng của globulin miễn dịch E gọi tắt là IgE với dị nguyên hay còn gọi là chất lạ ngoài cơ thể.

Bệnh viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn vì không tìm được nguyên nhân rõ ràng như bệnh lý viêm mũi dị ứng, các xét nghiệm tiêm dị nguyên dưới da âm tính, xét nghiệm máu tìm IgE âm tính và ngay cả lấy mẫu mô ở niêm mạc mũi là xét nghiệm tế bào học cũng không thấy các tế bào viêm đặc hiệu.

Viêm mũi dị ứng có thể tìm ra căn nguyên gây bệnh, còn viêm mũi vận mạch thì không

Viêm mũi dị ứng có thể tìm ra căn nguyên gây bệnh, còn viêm mũi vận mạch thì không

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch giống nhau ở chỗ: đều có các triệu chứng giống nhau như hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy mũi.

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm mũi vận mạch thì triệu chứng hắt xì và ngứa mũi ít hơn, triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi nổi trội hơn, đôi khi chỉ chảy mũi là chính, không có hoặc rất ít nghẹt mũi. Hoặc ngược lại, đôi khi nghẹt mũi là chính không có chảy mũi hoặc chảy mũi rất ít.

Nhưng trong thực tế nếu chỉ dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán sẽ rất khó chính xác.

Căn nguyên dẫn tới bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch thường được gây ra bởi một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm, thay đổi về độ ẩm trong không khí, khói bụi…
  • Do những thay đổi về nội tiết tố trong quá trình mang thai hay lạm dụng thuốc ngừa thai quá đà.
  • Các loại thuốc như thuốc trị cao huyết áp, tâm thần hay cocain cũng có khả năng dẫn đến viêm mũi vận mạch.
  • Tinh thần không được thoải mái, lo lắng, stress hay vận động thể lực quá sức…

Đối tượng dễ mắc viêm mũi vận mạch

Có nghiên cứu cho thấy khoảng 20% vận động viên chạy hoặc bơi lội có triệu chứng viêm mũi vận mạch khi vận động tập luyện.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi không nhất thiết phải khởi phát ngay từ nhỏ:

Trẻ em dễ mắc viêm mũi vận mạch hơn

Trẻ em dễ mắc viêm mũi vận mạch hơn

  • Với trẻ em thì bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái.
  • Viêm mũi vận mạch chủ yếu hay gặp ở trẻ em và rất ít gặp ở người trưởng thành hay người già.
  • Khi thời tiết chuyển mùa là thời điểm thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Nếu bệnh xuất hiện từ nhỏ thì có xu hướng giảm dần khi lớn.
  • Người già thường có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn người trẻ.

Cách điều trị viêm mũi vận mạch

Có 2 cách để điều trị viêm mũi vận mạch hiệu quả: Nội khoa và ngoại khoa

Điều trị viêm mũi vận mạch bằng phương pháp nội khoa

Điều trị nội khoa bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc để chữa trị bệnh:

  • Tại chỗ: Chữa trị bằng cách nhỏ mũi khí dung bằng thuốc co mạch và corticoid
  • Toàn thân: Dùng kháng sinh Histamin tổng hợp với liều lượng tăng dần, còn nếu dùng corticoid thì dùng theo liều giảm dần.

Những thuốc se niêm mạc đường uống có tác dụng điều trị trong nhiều trường hợp nhưng đôi khi gây tăng nhịp tim của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc kháng H1 để giảm tiết nước mũi, hoặc các thuốc steroid để làm giảm phóng thích các hóa chất trung gian.

Phương pháp nội khoa là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc

Phương pháp nội khoa là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc

Một số loại thuốc điều trị viêm mũi vận mạch:

  • Thuốc ipratropium bromide xịt tại chỗ là thuốc có tác dụng điều trị tốt đốì với bệnh viêm mũi vận mạch.
  • Những thuốc kháng cholinergic chỉ có tác dụng tại chỗ mà không có tác dụng toàn thân. Thuốc này có tác dụng đối vận với sự dẫn truyền chất acetylcholine trên các thần kinh đốì giao cảm ngoại biên làm giảm sự bài tiết của các tuyến mũi gây nên triệu chứng chảy mũi.

Tuy nhiên cần nhớ rằng thuốc chỉ giảm được triệu chứng chảy mũi mà không làm giảm các triệu chứng ngứa mũi, nhày mũi và nghẹt mũi. Tác dụng phụ của các loại thuốc này là: Người bệnh sẽ gặp hiện tượng khô niêm mạc mũi sau khi dùng thuốc.

Để làm giảm tác dụng phụ, bạn có thể điều chỉnh liều và số lần sử dụng cho thích hợp. Liều điều trị trung bình là 80mg mỗi 6 giờ.

Phương pháp ngoại khoa trị viêm mũi vận mạch

Đây là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp không có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được dùng để điều trị bệnh viêm mũi vận mạch.

Phẫu thuật nhằm mục đích là giảm triệu chứng nghẹt (sung huyết) mũi chứ không làm giảm triệu chứng chảy nước mũi. Những hóa chất dùng để đốt cháy niêm mạc mũi như Nitrat bạc, phenol hoặc các chất làm xơ hóa và các phương pháp đốt nhiệt đều nhằm mục đích làm teo bớt niêm mạc mũi.

Tuy nhiên các phương pháp này không mang lại kết quả lâu dài mà còn có nguy cơ để lại sẹo xơ dính và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nhày lông chuyển trên niêm mạc.

Điều trị viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật

Các phương pháp phổ biến là xử lý bằng cách cắt hoặc triệt tiêu thần kinh Vidien bằng nhiệt hay đông lạnh thông qua vi phẫu nội soi mũi xoang…

  • Phương pháp chích corticoid dưới niêm mạc cũng có một số lợi điểm nhất định, nhưng cần đề phòng biến chứng giảm hoặc mất thị lực do các tinh thể thuốc gây tắc nghẽn các mạch máu của võng mạc.
  • Phương pháp đốt điện đơn cực hoặc lưỡng cực dưới niêm mạc cuốn mũi dưới tuy có kết quá tốt trong việc làm giảm bớt khối lượng cuốn mũi dưới, nhưng không có kêt quả rõ rệt với triệu chứng chảy mũi.
  • Phương pháp đốt lạnh cuốn mũi dưới để điều trị bệnh viêm mũi vận mạch và đốt lạnh các sợi thần kinh hậu hạch đối giao cảm cũng ghi nhận tỉ lệ thành công trong khoảng 70 – 88%.
  • Phương pháp cuốn mũi dưới bằng laser nhờ khả năng cầm máu rất tốt, nên đã giảm thiểu được biến chứng chảy máu. Tuy nhiên, vẩy mũi lại thường xuất hiện sau mổ đòi hỏi phải thường xuyên rửa mũi kéo dài có khi khoảng từ 4 – 8 tuần.
  • Các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ (một phần hoặc toàn bộ) cuốn mũi dưới cũng đã được khảo sát và cho thấy: kết quả ban đầu rất tốt, nhưng không kéo dài mãi.

Các biến chứng của phẫu thuật cắt cuồn dưới bao gồm: viêm mũi teo, chảy máu mũi. Thời gian lành sau phẫu thuật thường dài đến nhiều tuần và vẩy mũi có thể tồn tại sau mổ trong một khoảng thời gian dài đôi khi hàng tháng.

  • Điều trị bệnh viêm mũi vận mạch bằng phẫu thuật hủy thần kinh vidien qua nội soi mũi hay qua hố chân bướm hàm. Biến chứng nghiêm trọng nhất của kỹ thuật này chính là triệu chứng đau mắt tạm thời hoặc kéo dài, giảm tiết nước mắt và dị cảm mặt.

Phòng tránh viêm mũi vận mạch

Để phòng tránh viêm mũi vận mạch, trước tiên cần tránh xa các tác nhân gây bệnh:

  • Nếu trời lạnh cần mặc đủ ấm
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh xa những nơi ô nhiễm…
  • Bên cạnh đó, cần nâng cao thể lực, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Khi có các dấu hiệu nghi là viêm mũi vận mạch, cần tới bệnh viện khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo