Viêm mũi ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng viêm mũi ở trẻ 2 tuổi thường do sức đề kháng còn yếu. Bệnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không sớm điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị. Vậy nguyên nhân gây viêm mũi ở bé 2 tuổi, cách nhận biết và điều trị ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

>> 5 triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

>> Viêm mũi cấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao?

Nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ 2 tuổi

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi ở trẻ 2 tuổi phải kể tới:

  • Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa hay thay đổi thất thường trẻ rất khó thích nghi nên dễ bị viêm mũi dị ứng.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Đó là những tác nhân như bụi bẩn, khói thuốc, ẩm mốc, phấn hoa…

Khi thời tiết chuyển mùa hay thay đổi thất thường trẻ rất khó thích nghi nên dễ bị viêm mũi.

Khi thời tiết chuyển mùa hay thay đổi thất thường trẻ rất khó thích nghi nên dễ bị viêm mũi

  • Mắc bệnh viêm họng đường hô hấp như: Viêm phế quán, viêm họng, viêm amidan… gây kích thích niêm mạc mũi và hình thành bệnh viêm mũi dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi ở trẻ 2 tuổi

Khi bị viêm mũi trẻ thường có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Các mẹ nên cảnh giác nếu thấy trẻ có biểu hiện như:

  • Ngứa mũi: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi ở trẻ 2 tuổi, ngứa từng cơn do dị nguyên và yếu tố bảo vệ gây ra. Ngoài ra, niêm mạc bị kích ứng khiến trẻ hắt xì hơi nhiều.

Trẻ có dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi

Trẻ có dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi hay dịch mủ.
  • Những triệu chứng khác như: Sốt, khó chịu và hay quấy khóc, lười ăn thậm chí nôn ói hoặc tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày. Ngoài ra, trẻ có biểu hiện đau họng, chảy nước mắt, mệt mỏi…

Điều trị bệnh viêm mũi ở trẻ 2 tuổi hiệu quả

Để chữa bệnh viêm mũi ở trẻ 2 tuổi an toàn, mau khỏi thì trước hết các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh rồi từ đó có cách hạn chế trẻ tiếp xúc với những dị nguyên gây bệnh như: Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi, vật nuôi…

Rửa mũi, nhỏ nước mũi sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% rửa sạch hốc mũi cho bé, thực hiện 2-3 lần/ngày, kiên trì thực hiện cho tới khi hết nước chảy mũi.

Với trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ C, trước hết cần hạ sốt cho bé bằng cách dùng khăn ấm vắt sạch nước và lau toàn thân cho bé. Cần thiết thì có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ sốt cao, các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước, vì khi sốt trẻ thường rất hay mất nước.

Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% rửa sạch hốc mũi cho bé, thực hiện 2-3 lần/ngày

Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% rửa sạch hốc mũi cho bé, thực hiện 2-3 lần/ngày.

Cho bé mặc quần áo mỏng, mát và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, giữ gìn không khí phòng được thoáng mát.

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho bé để ngăn chặn tình trạng viêm mũi dị ứng tái phát. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E và các khoáng chất tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Nếu tình trạng viêm mũi kéo dài trên 4 ngày hoặc bệnh kèm theo sốt cao trên 39 độ, xung huyết hốc mũi, ngạt thở, ứ đọng dịch cần đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa tai – mũi – họng để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho trẻ.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi cho trẻ

Để hạn chế trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi, trước hết cha mẹ cần lưu ý:

  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, các mẹ nên giữ ấm cho bé và mùa lạnh và thoáng mát về mùa hè, nhất là vùng cổ và vùng ngực.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, nhất là nơi trẻ vui chơi, nơi ngủ.
  • Vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé với nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn, gỉ mũi và các chất nhầy ở trong mũi.
  • Tuyệt đối không được để trẻ tự ý ngoáy mũi vì có thể làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương.
  • Giữ ấm bàn chân cho bé khi trời lạnh, ẩm ướt nhất là khi ngủ.
  • Vào mùa lạnh cần cho trẻ ăn đồ ăn ấm nóng.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh bệnh viêm mũi ở trẻ 2 tuổi ở trên sẽ giúp ích cho các mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo