Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không? Cách chăm sóc bệnh nhân sau cắt amidan

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ một số bạn đọc. Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân khác. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cũng như cung cấp thêm thông tin về việc cắt amidan thông qua việc trả lời thư của một bạn đọc.

>> Dấu hiệu viêm amidan mãn tính và những điều người bệnh cần lưu ý

>> Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp của bệnh

Câu hỏi từ bạn đọc:

Chào các bác sĩ của benhtaimuihong.net! Em là Hoàng Thanh Mai, em trai của em năm nay 13 tuổi và bị mắc viêm amidan mãn tính và gia đình đang cân nhắc cho em đi cắt amidan. Tuy nhiên, sau khi tham khảo một vài trường hợp đã từng cắt amidan đều khuyên là không nên cắt. Gia đình em đang rất phân vân.

Vậy liệu amidan mãn tính có nên cắt không ạ? Và nhờ bác sĩ tư vấn giúp cách chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt amidan. Em xin cảm ơn ạ!

(Hoàng Thanh Mai, Sơn La)

Viêm amidan mãn tính có nên cắt?

Viêm amidan mãn tính có nên cắt?

Giải đáp từ benhtaimuihong.net:

Chào bạn Mai, trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc của bạn cũng như cung cấp thêm một số thông tin về bệnh như sau:

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan kéo dài trên 4 tuần hoặc tái diễn từ 4 – 6 lần/ năm. Khi mắc viêm amidan, trong amidan của người bệnh sẽ xuất hiện các ổ viêm.

Bệnh càng kéo dài, các ổ viêm này có thể lan rộng sang các vùng khác của họng, miệng và tai, gây ra các bệnh về răng miệng, viêm tai, viêm mũi xoang…

Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?

Viêm amidan kéo dài có nghĩa rằng vùng tai mũi họng đang có ổ viêm. Do đó, cắt amidan không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề viêm nhiễm. Bên cạnh đó khi cắt amidan người bệnh phải đối mặt với một số rủi ro như:

  • Trong quá trình cắt amidan có thể xảy ra một số biến chứng như: mất máu nhiều, sốc phản vệ… có nguy cơ gây tử vong.
  • Sau cắt amidan có thể bị viêm nhiễm tại vị trí phẫu thuật. Thành sau mũi hoặc miệng bị đóng kín toàn bộ hay một phần do sẹo, nên phải phẫu thuật chỉnh hình.
  • Cắt amidan có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, người bệnh dễ dàng mắc các bệnh về họng hoặc mũi.

Amidan có thể viêm nặng hơn sau khi cắt

Theo các nhà nghiên cứu, ước tính 10% khả năng viêm amidan sẽ phát triển trở lại trong vòng 2 – 3 năm sau. Sau khi phẫu thuật, amidan có thể phát triển trở lại. Thậm chí có người bệnh càng bị viêm nặng hơn sau khi cắt bỏ amidan.

Tình trạng viêm amidan có thể nặng hơn sau khi cắt

Tình trạng viêm amidan có thể nặng hơn sau khi cắt

Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cắt amidan. Đồng thời, khi quyết định cắt amidan, người bệnh cần sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp và biện pháp phù hợp để tránh amidan tái phát.

Khi nào nên cắt amidan mãn tính?

Viêm amidan mãn tính thường được chỉ định cắt trong một số trường hợp sau:

  • Amidan sưng quá to chèn ép gây bí tắc đường hô hấp, bệnh nhân khó thở.
  • Bệnh nhân viêm amidan mãn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.
  • Bệnh nhân đã điều trị nội khoa > 6 tuần mà bệnh không thuyên giảm.
  • Amidan chỉ sưng to 1 bên, có nổi hạch ở cổ, nghi ngờ ung thư.
  • Khi amidan bị phì đại to ra gây tắc nghẽn đường thở và có thể gây nên hiện tượng ngừng thở khi trẻ ngủ gây tím tái (do thiếu dưỡng khí) hay quấy khóc.
  • Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe: viêm mãn tính tái phát nhiều lần, trong một năm có tới 6 – 7 lần viêm cấp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ hoặc amidan to, có nhiều hốc mủ, xét nghiệm mủ có vi khuẩn liên cầu nhóm A kèm theo chỉ số phản ứng ASLO tăng cao trong máu
  • Người có nguy cơ bị thấp khớp, biến chứng tim hoặc viêm cầu thận cấp… do viêm amidan
  • Một trường hợp nữa cũng sẽ được xem xét khi đã có một số biến chứng khác do viêm amidan gây ra như viêm phế quản nhiều lần, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang…
  • Hoặc có những trường hợp amidan chỉ quá phát không viêm nhưng gây cản trở đường thở cũng như cản trở ăn uống thì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có kinh nghiệm xem xét có nên cắt amidan hay không.

Thủ thuật cắt amidan phải được chẩn đoán và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa

Thủ thuật cắt amidan phải được chẩn đoán và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa

Những trường hợp không nên cắt amidan

Những trường hợp sau không nên cắt amidan:

  • Trẻ dưới 4 tuổi
  • Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh

Thực tế hiện nay, phẫu thuật cắt amidan được chỉ định khá bừa bãi tại các phòng khám tư. Do đó, người bệnh cần suy nghĩ kỹ, trước khi tiến hành phẫu thuật cắt amidan mãn tính.

Bạn Mai thân mến, nếu em trai bạn được chỉ định cắt amidan mãn tính ở những phòng khám tư thì bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng, nên đến những bệnh viện chuyên khoa để chẩn đoán lại một cách chính xác nhất.

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau cắt amidan

Nếu cuối cùng em trai bạn vẫn thực hiện phẫu thuật theo chỉ định, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc trẻ dưới 15 tuổi sau cắt amidan như sau:

Theo dõi xem bệnh nhân có bị chảy máu không?

Người nhà cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa, không gối đầu và xoay mặt về một bên. Không khạc, không nuốt nước bọt, đùn (lùa) nước bọt ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng.

Bên cạnh đó, người chăm sóc cần quan sát nước bọt của bệnh nhân:

  • Nếu nước bọt trong hoặc có vài tia máu đỏ sậm thì đây không gọi là bị chảy máu.
  • Nếu nước bọt toàn máu đỏ tươi hoặc có lẫn máu đỏ thì tức là bệnh nhân vẫn còn bị chảy máu. Lúc này cần báo ngay cho bác sĩ trực, điều dưỡng và bác sĩ phẫu thuật nếu bệnh nhân vẫn còn đang trong viện. Nếu đã xuất viện thì hãy báo ngay cho bác sĩ phẫu thuật viên.

Thời gian theo dõi chảy máu là trong vòng 12 ngày. Đặc biệt là ngày thứ nhất và ngày thứ 7 sau cắt amidan. Bởi đây là thời điểm bắt đầu bong tróc giả mạc phủ hố amidan.

Chế độ ăn của người bệnh sau cắt amidan

Trong 10 ngày sau cắt amidan: Nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội, lạnh. Không dùng thức ăn chua, cay, cứng, nóng và thức uống có màu nâu, đỏ như: sting, coca… vì những thức uống này gây khó khăn cho việc theo dõi độ chảy máu.

Người vừa cắt amidan trong những ngày đầu nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp

Người vừa cắt amidan trong những ngày đầu nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp

Đối với trẻ em dưới 15 tuổi:

  • Ngày 1: 3 giờ sau cắt amidan, không chảy máu, tỉnh, tiếp xúc tốt: cho uống sữa lạnh
  • Ngày 2 – 7: Ăn cháo thịt băm, mì, miếng, nui, bún, bánh canh… Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…
  • Ngày 8 – 12: Ăn cơm nhão, ấm với thịt băm, rau nấu chín nhừ… Uống sữa, nước trái cây tươi, sinh tố, kem, nước suối lạnh…
  • Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường

Lưu ý: Trong 2 tuần sau cắt amidan cho trẻ dưới 15 tuổi ăn cá vì rất dễ bị hóc xương, không được ăn mì gói vì dễ bị chảy máu.

Chế độ sinh hoạt của người vừa thực hiện cắt amidan

Ngày 1: Nằm tại giường, nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, có người chăm sóc. Tốt nhất là nằm tại phòng săn sóc hậu phẫu của bệnh viện, người bệnh cần nói nhỏ.

Ngày 2 – 10: 

  • Đi lại, nói chuyện và lao động nhẹ tại nhà hoặc văn phòng. Không nên đi đường xa, đường gồ ghề bằng phương tiện thô sơ và không đi máy bay.
  • Không hò hét, chạy nhảy và hoạt động tốn nhiều sức lực khác dưới trời nắng nóng.
  • Tắm rửa với nước ấm. Súc miệng, chải răng sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng và nước mát.
  • Không cố khạc khi vướng họng để tránh bong giác mạc (một lớp màng màu trắng như bông phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, không phải là mủ)
  • Uống thuốc theo toa. Tái khám đúng hẹn.

Sau 14 ngày, hố mổ sẽ lành và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.

Bạn Mai thân mến, như vậy, chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Viêm amidan mãn tính có nên cắt không cũng như cách chăm sóc bệnh nhân sau cắt amidan. Mong rằng đây sẽ là những thông tin có ích với bạn. Chúc em trai bạn mau khỏi bệnh!

Chữa viêm họng bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường tốt không? Giá bao nhiêu? Để giúp quý độc giả gỡ rối, benhtaimuihong xin cung cấp thông tin để mọi người tham khảo và đưa ra quyết định chữa trị viêm họng, đúng đắn, kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo