Ung thư amidan có chữa được không? Người bệnh sống được bao lâu?

Ung thư amidan có chữa được không là câu hỏi đầu tiên mà mỗi người mắc phải căn bệnh này đều thắc mắc. Vậy bệnh có chữa được không và chữa bằng cách nào? Những người ung thư amidan có thể kéo dài thời gian sống bao lâu? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

>> Nhận biết dấu hiệu viêm amidan ở các giai đoạn và cách điều trị

>> Dấu hiệu ung thư amidan thường gặp bạn phải cảnh giác

Vài nét về ung thư amidan

Ung thư amidan là dạng ung thư ở vùng tai mũi họng. Đây là dạng ung thư rất hiếm gặp trước đây nhưng hiện nay số lượng bệnh nhân đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như: hút thuốc lá, uống rượu bia và virus HPV. Ở giai đoạn đầu có thể phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng sau:

  • Nuốt vướng
  • Nổi hạch
  • Khạc ra máu

Những triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với viêm amidan – một căn bệnh về vùng họng khác.

Ung thư amidan dễ bị nhầm với viêm amidan

Ung thư amidan dễ bị nhầm với viêm amidan

Nhiều người thường chủ quan khi thấy amidan bị tổn thương vì nghĩ rằng chỉ là viêm amidan thông thường. Đây là căn bệnh chiếm đến 45% trong tổng số bệnh nhân phẫu thuật vùng tai mũi họng. Do đó, nhiều người bệnh xem viêm amidan là chuyện nhỏ.

Triệu chứng của ung thư amidan lại khá giống với căn bệnh phổ biến này. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phân biệt như sau:

Viêm amidan thường do nhu mô amidan viêm nhiễm, trong khi ung thư lại do tế bào ác tính sản sinh ở các nhu mô amidan.

  • Ở bệnh nhân viêm amidan, nếu bị cấp tính, thường sốt, đau họng một bên hoặc hai bên, khó nuốt, khó thở. Nếu bị viêm amidan mạn tính thường khạc ra những hạt bã đậu (giống hạt cơm nát) có mùi rất hôi. Hạch ở cổ sưng to, đau và sẽ xẹp, biến mất sau khi uống thuốc.
  • Trong khi, ở bệnh nhân ung thư, biểu hiện bệnh tiềm tàng: không sốt hoặc ít sốt, chỉ có cảm giác nuốt vướng, cổ có hạch nhưng lại không đau, không sưng. Nếu uống thuốc, hạch cũng không mất đi, ngược lại ngày càng cứng và to ra.

Ung thư amidan có chữa được không? Người bệnh sống được bao lâu?

Nói về bệnh ung thư amidan, cần biết rằng đây là một trong những chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm hàng đầu về bệnh đường hô hấp hiện nay. Vì vậy để khẳng định được thời gian sống của một người mắc ung thư amidan là một điều rất khó.

Không ai dám khẳng định chắc chắn người bị ung thư amidan sẽ kéo dài tuổi thọ được tối đa là bao lâu, có người có thể là 1 năm, có người 3 năm, nhưng cũng có bệnh nhân chỉ kéo dài sự sống được khoảng vài tháng kể từ phát hiện được bệnh.

Khoa học đã nghiên cứu và đưa ra con số trung bình thời gian người bệnh kéo dài sống được là từ 3 – 5 năm. Nghĩa là người bệnh có thể sống tiếp được 5 năm sau khi được chẩn đoán triệu chứng ung thư amidan. Tuy nhiên, thời gian sống tiếp của người bệnh ung thư amidan sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh, tài chính cũng như phác đồ điều trị cho người bệnh như thế nào….

Trong trường hợp ung thư amidan ở giai đoạn đầu, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, khả năng chữa được bệnh là rất cao. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, nhưng nếu có phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả thì thời gian sống của bệnh nhân có thể lên đến 10 – 15 năm.

Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh nhân ung thư amidan giai đoạn đầu có cơ hội điều trị tích cực thì tỷ lệ sống được trên 5 năm là từ 50 – 60%.

Nổi hạch cổ chính là 1 trong những dấu hiệu ung thư amidan

Nổi hạch cổ chính là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư amidan

Chính vì vậy, khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đi tầm soát và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng ung thư di căn sẽ rất khó chữa cũng như cơ hội sống không cao.

Một số hướng điều trị ung thư amidan hiện nay

Với sự phát triển của y học hiện đại thì hiện nay có các phương pháp điều trị ung thư amidan như sau:

  • Hóa trị: đây là phương pháp dùng các loại thuốc để làm giảm kích thước khối u. Có thể kết hợp với xạ trị để tăng hiệu quả thành công.
  • Xạ trị: thường sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng. Đối với các khối u có kích thước nhỏ thì chỉ cần xạ trị là đủ.
  • Phẫu thuật: thường áp dụng với những bệnh nhân nặng nhưng vẫn có đều kiện sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy toàn bộ các tổn thương amidan và hạch ở amidan. Kết hợp với biện pháp xạ trị sau mổ.

Bên cạnh các phương pháp can thiệp bằng y học hiện đại, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, điều độ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh nhân ung thư amidan

Khi được chẩn đoán là ung thư amidan, người bệnh không nên bi quan mà phải giữ vững tinh thần lạc quan, đương đầu với bệnh. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

Những thực phẩm người bị ung thư amidan nên ăn:

Tốt hơn hết, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Các món cháo, súp loãng rất tốt mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc tinh chế, gạo trắng, mì, sữa chua và phô mai. Các loại trái cây khi ăn nên được nấu chín, làm mềm, trừ rau diếp, cà chua, chuối và bơ.

Cháo là một món ăn vừa mềm, dễ nuốt lại đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Cháo là một món ăn vừa mềm, dễ nuốt lại đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Thịt mềm như cá, gia cầm không da, thịt bò thăn, trứng và bơ đậu phộng cũng là lựa chọn hợp lý. Chất béo, chẳng hạn như bơ, mayonnaise, dầu thực vật… cũng là một phần của chế độ ăn tốt dành cho người bệnh.

Chế độ ăn phải cung cấp đầy đủ: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, sắt và chất xơ… Người bệnh cũng nên uống 1 – 1.5l nước mỗi ngày, nên uống nhiều trà xanh sẽ giúp hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh.

Thực phẩm nên tránh:

Hầu hết các loại đồ uống người bệnh đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo người bệnh nên tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng acid cao. Chẳng hạn như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.

Loại bỏ các thực phẩm cứng, cay hoặc khó nhai nuốt ra khỏi thực đơn. Đặc biệt các thực phẩm chiên xào, cá có xương, pho mát cứng, thịt nguội, bánh mì lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì có chứa các loại hạt. Hạn chế ăn trái cây, rau tươi chưa được nấu chín, các loại rau củ chiên, xào như khoai tây chiên…

Những lưu ý về chế độ và thói quen ăn uống

Một số điều cần lưu ý về chế độ ăn uống:

  • Cần chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn lớn, điều này sẽ giúp người bệnh dễ hấp thu hơn.
  • Nên nấu nhừ, nghiền nát hoặc cắt thức ăn thành những miếng nhỏ. Khi uống có thể dùng ống hút
  • Người bệnh nên ngồi thẳng và cúi đầu về phía trước khi ăn hoặc uống, nó sẽ giúp cho quá trình nuốt dễ dàng hơn, ít tạo áp lực lên họng.

Chế độ sinh hoạt

Trong sinh hoạt, cần lưu ý những điều sau:

  • Cần giữ tinh thần lạc quan, ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh
  • Cần giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ của người bệnh
  • Khi ra đường, người bệnh nên đeo khẩu trang và đặc biệt nên tránh những nơi nhiều bụi bẩn, khói thuốc
  • Không nên làm việc quá sức và hạn chế tập thể dục, vận động mạnh

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời được câu hỏi: ung thư amidan có chữa được không. Đồng thời chúng tôi đã cung cấp thêm hướng điều trị và giải pháp hỗ trợ. Mong rằng chúng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo