Trẻ bị ho sổ mũi: Cách chăm sóc và điều trị kịp thời mẹ nên biết

Trẻ bị ho sổ mũi khiến sức khỏe của bé suy giảm, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt hàng ngày rất lớn. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng và tìm mọi cách điều trị cho bé một cách an toàn, hiệu quả nhất. Tham khảo ngay bài viết sau để khi trẻ bị ho và sổ mũi cần chăm sóc và điều trị như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe.

>> Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi và cách điều trị an toàn nhất mẹ nên biết

>> Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi mẹ cần phải làm thế nào?

Vì sao trẻ bị ho sổ mũi?

Hiện nay, tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi đang gia tăng đáng báo động và nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng. Chính vì vậy, đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác nguyên gây khiến em bé bị ho sổ mũi thì mới tìm được cách điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

Theo các số liệu thống kê hiện nay cho thấy, trẻ em bị ho sổ mũi thường là do sự thay đổi thời tiết dẫn đến đường hô hấp bị ảnh hưởng. Cạnh ho, sổ mũi, trẻ còn có thể bị nghẹt mũi, thở khò khè hay sốt nhẹ,…

Vì sao trẻ em bị ho sổ mũi

Vì sao trẻ em bị ho sổ mũi

PGS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết giao mùa là thời biển bùng phát các bệnh về đường hô hấp. Khi mắc các bệnh này, dịch nhầy sẽ được tiết ra trong mũi. Nếu tính này kéo dài sẽ dẫn đến một số bệnh lý khác nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phế quản
  • Viêm họng

Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ bị ho và sổ mũi?

Làm cách nào cho bé hết sổ mũi luôn là thắc mắc của đông đảo phụ huynh khi thấy con mình có biểu hiện này. Bé sơ sinh bị ho và sổ mũi sẽ không quá nguy hiểm nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời xử lý.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất nhạy cảm nên bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc tây về điều trị cho con. Nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc khi con mắc bệnh càng tốt, để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau này.

Cách chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi

Khi bé sơ sinh bị sổ mũi ho bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời có thể chăm sóc bằng các cách làm đơn giản sau:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ là cách làm đơn giản nhất, không gây ra tác dụng phụ mà còn mang lại hiệu quả khá cao. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng khăn xô mềm, sạch để lau mũi cho bé.

Khi trẻ bị ho sổ mũi mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ

Khi trẻ bị ho sổ mũi mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ

  • Đối với trẻ bị ho sổ mũi có độ tuổi lớn hơn, việc vệ sinh tai, mũi, họng cũng là vô cùng cần thiết. Mẹ nên dạy trẻ cách xì mũi và vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng bệnh.
  • Bé ho và sổ mũi, bố mẹ có thể dùng tinh dầu tràm pha cùng nước ấm tắm cho bé hàng ngày. Hoặc có thể bôi tinh dầu vào lòng bàn chân bé để giữ ấm cơ thể, mau chóng hết ho và sổ mũi.
  • Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, uống nhiều nước cam và cho con bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho con.
  • Trường hợp trẻ bị cảm ho sổ mũi đã ăn dặm, mẹ nên cho ăn những món ăn loãng, dễ ăn, và bổ sung thêm các loại trái cây nhiều vitamin C.
  • Khi trẻ ngủ nên kê cao gối một chút để tránh bị ngạt mũi, khó thở khi ngủ.

Một số mẹo dân gian được áp dụng nhiều khi bé bị ho sổ mũi

Như đã nói ở trên, khi em bé bị ho và sổ mũi không nên cho dùng thuốc tây hoặc nếu có thì cần đi thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây để xoa dịu các cơn ho, sổ mũi nhanh chóng.

Lá hẹ hấp đường phèn, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Lá hẹ hấp đường phèn, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

  • Pha nước mật chanh, ong với tỷ lệ 1 thìa cà phê mật ong cùng 2 – 3 lát chanh mỏng cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần.
  • Lấy một ít lá hẹ, rửa sạch, xay nhuyễn thêm một ít đường phèn, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó lấy phần nước tiết ra cho trẻ sơ sinh ho sổ mũi uống ngày 2 – 3 lần.

Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh để khi trẻ bị ho sổ mũi đã biết mình cần phải làm gì. Hãy luôn theo dõi tình trạng bệnh của bé và khi có dấu hiệu lạ cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo