Trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Trẻ 3 tháng tuối rất dễ bị nghẹt mũi khiến cho bé khó thở, lười ăn. Điều này làm cho cha mẹ rất lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng trẻ 3 tháng tuổi ngạt mũi là gì, điều trị chứng nghẹt mũi ở trẻ ra sao? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
>> Trẻ bị ngạt mũi về đêm do đâu và cách chữa dứt điểm cha mẹ nên biết
>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè cha mẹ phải làm gì?
Triệu chứng nhận biết trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi
Khi thấy trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi sẽ thường quấy khóc nhiều hơn, thở khò khè và rất khó chịu. Vì bé còn quá nhỏ nên chỉ có thể biểu hiện qua tiếng khóc. Đôi khi trẻ cũng kèm theo một số triệu chứng đi kèm như hắt hơi, chảy nước mũi…
Ngạt mũi khiến trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng, nên rất dễ gây khô miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt, dịch nhầy mũi nếu không được lấy ra sẽ chảy xuống dưới cuống họng gây nên tình trạng viêm mũi họng. Ngoài ra, trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi có thể đi kèm với triệu chứng ho có đờm, ho khan, chảy nước mũi nhiều và sổ mũi.
Trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi sẽ thường quấy khóc nhiều hơn, thở khò khè và rất khó chịu
Tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi sẽ khiến trẻ bỏ dở bú, không bú được dài hơi vì phải nhả ti mẹ ra để thở bằng miệng, nên rất dễ bị nôn trớ, sặc sữa. Điều này rất nguy hiểm vì sữa sẽ trào ngược vào phổi gây nên tình trạng suy hô hấp cấp tính, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi
Đa phần những trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi, thường là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp, điển hình là những bệnh như:
- Do cảm lạnh: Trẻ 3 tháng tuổi rất dễ bị cảm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi bị cảm lạnh trẻ sẽ có triệu chứng nghẹt mũi, sốt nhẹ, hắt hơi, ho và chảy nước mũi.
- Ngạt mũi do viêm mũi dị ứng: Trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông thú… Khiến cho trẻ bị nghẹt mũi kèm theo sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi, trẻ sẽ đưa tay lên để dụi mắt và mũi.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch cũng như các cơ quan chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công
- Cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch cũng như các cơ quan chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Nhất là khi trong gia đình có người bị cảm cúm thì trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, lạnh người, lười bú, khó thở, dễ nôn trớ và hay quấy khóc.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do vướng dị vật ở trong mũi, tuy tình trạng này hiếm gặp ở những trẻ dưới 3 tháng tuổi nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguy hiểm hơn, dị vật có thể gây xước niêm mạch, chảy nước mũi, thậm chí gây suy hô hấp nếu như dị vật rơi xuống khi quản khi trẻ khóc và hít sâu vào.
Ở một số trường hợp, trẻ bị dị tật bẩm sinh như phì đại lưỡi bẩm sinh, hẹp lỗ mũi, mềm sụn thanh quản, thiểu sản xương hàm dưới… làm cho đường thở tăng tiết, ùn đọng nhiều dịch gây tắc mũi hay suy hô hấp từ thời kì sơ sinh.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ 3 tháng tuổi không cần dùng thuốc
Việc sử dụng bất kì loại thuốc nhỏ mũi hay thuốc kháng sinh nào cho trẻ sơ sinh đều cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, để khắc phục tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị ngạt mũi, các mẹ có thể áp dụng mẹo đơn giản như sau:
Xoa bóp và massage hai bên mũi giúp trẻ dễ thở hơn, tránh ngạt mũi
- Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi, để đường thở được thông thoáng và dễ chịu.
- Kê cao gối hơn bình thường, sao cho đầu và cổ của bé tạo thành 15 độ chênh với giường sẽ dễ chịu hơn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày (nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo dược) trị chứng nghẹt mũi.
- Sử dụng gừng tươi, nước chanh mật ong, tỏi, lá húng quế để giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.
- Tắm nước nóng cho trẻ, xoa bóp và massage hai bên mũi và chườm khăn nước nóng lên tai… cũng là cách đơn giản tại nhà giúp mũi được thông thoáng.
Sức đề kháng của trẻ 3 tháng tuổi vẫn còn rất non ớt, nên dễ gây bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và nặng hơn là dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi và cần sớm nhận biết các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ngạt mũi như: Sốt, ho, thở khò khèn, khó thở… nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!