Trẻ bị ngạt mũi về đêm do đâu và cách chữa dứt điểm cha mẹ nên biết?
Trẻ bị ngạt mũi về đêm là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan với tình trạng này, bởi rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm mũi. Nguyên nhân gây nghẹt mũi về đêm ở trẻ và cách chữa ra sao, các mẹ tham khảo trong bài viết dưới đây.
>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài do đâu và cách chữa thế nào?
>> Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bé cần tránh những gì?
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm
Nhiều trẻ mặc dù không bị tắc mũi, hắt xì hơi vào ban ngày nhưng lại dễ bị ngạt mũi khó thở về đêm, ít ngủ và dễ quấy khóc. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trường hợp này nếu không được điều trị sớm sẽ trở thành viêm mũi mãn tính.
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm thường gặp phải kể tới:
- Tình trạng viêm xoang ở trẻ sơ sinh cũng là tác nhân phổ biến gây trẻ sơ sinh ngạt mũi về đêm.
- Trẻ bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng do nhiễm virus khiến cho trẻ bị ho và nghẹt mũi.
Một số bệnh lý về mũi họng khiến cho trẻ bị ho và nghẹt mũi
- Do trẻ mọc răng nên bị nghẹt mũi, tạo áp lực lên dây không thần kinh ở miệng và mũi làm cho bé cảm thấy khó thở.
- Chất dịch trong mũi trẻ bị khô đặc kín dẫn đến tắc mũi.
- Phòng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn hay quá kín làm cho trẻ ngạt thở.
- Hoặc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm do dị ứng thức ăn khiến cho mũi khó thở.
- Trẻ hít phải khói thuốc lá ảnh hưởng tới hệ hô hấp, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm tại nhà
Điều trị trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh do yếu tố sinh lý hay bệnh lý.
Cách chữa ngạt mũi sinh lý thông thường
Đối với việc bé bị ngạt mũi do sinh lý thông thường, cha mẹ nên xử lý như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát môi trường xung quanh bé: Luôn giữ cho phòng ốc được sạch sẽ thường xuyên để diệt nấm mốc. Nếu sử dụng điều hoà hay máy sưởi cần vệ sinh định kì và để nhiệt độ khoảng 27-28 độ C, không để quá lạnh tránh bé bị ngạt mũi.
Không để nhiệt độ quá lạnh tránh bé bị ngạt mũi.
- Chọn đồ ngủ rộng rãi, thấm mồ hôi tốt: Về đêm thời tiết thường lạnh hơn ban ngày, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài và rộng, tuyệt đối không mặc quá chật sẽ khiến bé bị ho, ngạt mũi.
Chữa ngạt mũi ở trẻ do bệnh lý
Nếu như đã áp dụng cách chữa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm ở trên nhưng không có hiệu quả, thì rất có thể trẻ đang bị viêm đường hô hấp. Trong trường hợp này cha mẹ cần xử lý như sau:
- Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ: Nếu như bé còn nhỏ thì mẹ nhỏ nước muối sinh lý hút dịch mũi ra. Còn với trẻ lớn hơn mẹ có thể yêu cầu bé xì mũi.
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ.
- Hút dịch mũi bằng dụng cụ: Lưu ý sau khi hút xong mẹ nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi, tránh tình trạng nhiễm khuẩn sẽ gây bệnh cho trẻ.
- Xông hơi: Cùng với cách điều trị trẻ ngạt mũi về đêm ở trên, các mẹ có thể xông hơi cho trẻ bằng dầu tỏi, oải hương hay bạc hà với một bát nước nóng. Cho bé hít thở hơi nước nóng để làm dịch dễ dàng thoát ra ngoài. Hoặc có thể pha nước tắm nóng cùng với tinh dầu, đóng kín phòng rồi tắm cho bé.
- Đồng thời điều trị dứt điểm bệnh lý về tai – mũi – họng mà trẻ đang mắc phải.
Những lưu ý cho cha mẹ khi bé bị ngạt mũi về đêm
Khi con thường xuyên bị ngạt mũi về đêm, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cho bé uống nhiều nước để dịch mũi loãng và dễ hút hơn. Hơn nữa khi cơ thể bé được cung cấp đủ nước sẽ tăng sức đề kháng cho bé và phòng tránh bệnh.
- Ngạt mũi về đêm khiến bé khó chịu, quấy khóc, vì vậy cha mẹ nên ôm ấp bé để bé ngủ say. Và nên kê gối cao đầu để bé dễ thở hơn.
Nếu như cha mẹ đã áp dụng những cách điều trị khi trẻ bị ngạt mũi về đêm nói trên, nhưng không thấy bé đỡ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài về điều trị vì có thể khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn, gây nên những biến chứng khó lường.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!