Trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi: Mẹ nên làm gì và không nên làm gì?
Trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi là triệu chứng khá phổ biến hiện nay khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Bởi nếu không xử lý kịp thời, đúng cách sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của con trẻ. Trong bài viết sau, benhtaimuihong.net sẽ mách nhỏ cho các mẹ cách xử lý khi bé 2 tháng tuổi bị sổ mũi. Mời bạn đọc cùng tham khảo
>> Trẻ 1 tháng tuổi bị sổ mũi mẹ tuyệt đối không nên xem thường
>> Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi mẹ cần phải làm thế nào?
Vì sao trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi?
Trẻ 2 tháng tuổi là giai đoạn nhạy cảm, sức đề kháng đang còn yếu nên khó có thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt với sự biến đổi thất thường của thời tiết hiện nay, nguy cơ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…ngày càng gia tăng.
Trẻ 2 tháng bị sổ mũi là do đâu?
Ngoài ra, còn có một số nguyên dân khiến trẻ 2 tháng bị sổ mũi nữa sau đây:
- Cơ địa dị ứng bẩm sinh
- Môi trường sống ô nhiễm
- Bố mẹ không biết cách chăm sóc
Vậy trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi mẹ phải xử lý như thế nào?
Bé 2 tháng bị sổ mũi mặc dù không gây ra nguy hiểm gì tới sức khỏe nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu khác như: sốt, ho, biếng ăn, quấy khóc,…
Mẹo chữa khi trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi
Nhận thấy bé 2 tháng tuổi bị sổ mũi, mẹ cần nhanh chóng xử lý bằng các cách làm đơn giản sau giúp bé hết khó chịu hiệu quả.
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Khi trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi
- Dùng dụng cụ hút mũi, tuy nhiên nên hạn chế dùng cách làm này.
- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không nuôi động vật có lông trong nhà.
- Thay quần áo, lau người cho bé sạch sẽ khi thấy ra mồ hôi sau lưng.
- Thường xuyên vệ sinh lưỡi cho bé 2 tháng bị sổ mũi.
- Cho bé 2 tháng tuổi bị sổ mũi bú sữa mẹ đầy đủ, đặc biệt nên vệ sinh đầu ti mẹ trước và sau khi cho con bú để đảm bảo vệ sinh.
Bé bị sổ mũi nên cho bú sữa mẹ đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sổ mũi
- Uống nước nước ấm, nhất là sau khi bú sữa mẹ.
- Nấu nước lá tắm cho bé, hoặ nước nóng cho thêm vài giọt tinh dầu tràm, khuynh diệp, oải hương.
Sau khi thực hiện những cách làm trên từ 3 – 5 ngày mà thấy triệu chứng sổ mũi ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bé 2 tháng tuổi bị sổ mũi mẹ không nên làm gì?
Để tránh mắc phải các sai làm trong khi chăm sóc bé 2 tháng bị sổ mũi gây ra các hậu quả đáng tiếc, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Không tự ý mua các loại thuốc kháng sinh cho trẻ 2 tháng bị sổ mũi uống.
Bé 2 tháng bị sổ mũi không nên uống các loại thuốc tây
Vì hầu hết các loại thuốc tây đều tiềm ẩn tác dụng phụ ngoài ý muốn và không tốt cho sự phát triển sau này của trẻ.
- Bôi tinh dầu vào ngực bé
Đây là cách được một số mẹ truyền tai nhau trên các diễn đàn về hiệu quả của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, đây là cách thức hoàn toàn sai lầm.
Một số loại tinh dầu như tràm, oải hương, khuynh diệp có thể giúp trẻ hết sổ mũi nếu hòa cùng nước tắm cho bé. Nhưng lại không thể dùng để bôi lên ngực, vì nó sẽ gây ra kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với da bé.
- Không dùng bông gòn thấm nước mũi
Trên thực tế, có không ít mẹ khi thấy bé bị sổ mũi thường lấy tay lau nước mũi hoặc dùng quần áo, dùng bông gòn nhét vào mũi bé để thấm và hạn chế chảy nước mũi,… Cách làm này cực kỳ nguy hiểm, làm cản trở lưu thông dịch tiết, tình trạng bít tắc lỗ thông mũi càng nghiêm trọng hơn,…
Như vậy, trên đây là một số chia sẻ về cách xử lý khi trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi đơn giản, an toàn và hiệu quả. Hy vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích giúp mẹ chăm sóc bé yêu tốt và khỏe mạnh hơn!
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!