Phác đồ điều trị viêm amidan cấp gồm những quá trình gì?

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp là toàn bộ những tiến trình khắc phục bệnh viêm amidan. Viêm amidan là một trong những căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến. Bệnh thường dễ tái phát vào những ngày thời tiết giao mùa. Dưới đây là tất cả các cả bước điều trị viêm amidan cấp được các bác sĩ khuyến cáo. Bạn nên tham khảo để tiện theo dõi diễn biến của bệnh, từ đó tìm ra phương án điều trị phù hợp.

>> Cách chữa viêm amidan bằng thảo dược được nhiều người tin dùng

>> 3 bí quyết chữa viêm amidan bằng mật ong tại nhà hiệu quả

Vài nét về bệnh viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp là tình trạng viêm xung huyết ở 2 viên amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm amidan cũng được xem là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm và là “lối đi” của một số tác nhân gây bệnh như: viêm khớp cấp, bại liệt, viêm màng não…

Viêm amidan cấp là tình trạng viêm xung huyết ở 2 viên amidan

Viêm amidan cấp là tình trạng viêm xung huyết ở 2 viên amidan

Viêm amidan là căn bệnh phổ biến ở nước ta, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện của bệnh chia thành nhiều đợt, nếu do virus thường sẽ tự khỏi nhưng nếu là vi khuẩn sẽ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp

Phác đồ điều trị bệnh viêm amidan cấp thường trải qua các quy trình: Chuẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành điều trị.

1. Chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng viêm amidan

Viêm amidan cấp thường rất dễ phát hiện và bản thân người bệnh cũng có thể tự nhận thấy thông qua một số biểu hiện thông thường.

Lâm sàng

  • Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, có thể sốt cao hoặc không.
  • Đau họng, sau đó đau nhói lên tai, cơn đau có chiều hướng tăng lên khi nuốt.
  • Ho khan, ho từng cơn sau tiết chất nhầy ở họng, khàn tiếng.
  • Hơi thở có mùi hôi.

Cận lâm sàng

  • Hai amidan sưng to, đỏ, xuất hiện các chấm mủ trắng, có khi thành đám, lấy ra dễ dàng.
  • Trụ trước sung huyết đỏ rực.
  • Trụ sau nề trở nên dày hơn và đỏ.

Tiến triển và biến chứng

Thông thường các đợt viêm amidan cấp sẽ tự nhiên khỏi mà không cần điều trị bằng kháng sinh. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Viêm amidan cấp có thể gây ra các biến chứng phức tạp

Viêm amidan cấp có thể gây ra các biến chứng phức tạp

Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát và để lại những biến chứng như: Áp xe amidan hay thành họng, thường kéo theo các bệnh ở khu vực lân cận như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản cấp. Nếu bệnh do vi khuẩn liên cầu tan huyết beta nhóm A sẽ có thể dẫn đến thấp tim, thấp khớp.

2. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm amidan cấp

Thường do các loại virus, vi khuẩn liên cầu, tụ cầu,… Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu tan huyết beta nhóm A, nhiễm trùng đường hô hấp…

Yếu tố gián tiếp: Khi trời trở lạnh, sức khỏe suy nhược, những loại vi khuẩn và virus gây bệnh tích tụ sẵn trong họng sẽ thuận lợi tấn công. Bên cạnh đó, những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất cũng được xem là những tác nhân gây bệnh.

3. Điều trị theo phác đồ điều trị viêm amidan cấp

Nếu viêm amidan cấp do virus gây ra thì không cần dùng đến kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh do vi khuẩn tấn công thì bắt buộc phải chữa trị bằng kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ. Không ngừng thuốc đột ngột có thể gây nên hiện tượng nhờn thuốc.

Viêm amidan cấp do vi khuẩn sẽ được chữa trị bằng kháng sinh

Viêm amidan cấp do vi khuẩn sẽ được chữa trị bằng kháng sinh

Thuốc điều trị viêm amidan cấp gồm các loại:

Thuốc kháng sinh

Nhóm beta lactam: Amoxicilin 250mg dạng gói, Amoxicilin 500mg dạng viên

Nhóm macrolide: Roxithromycin 150mg, Clarythromycin 250mg

Thuốc kháng viêm

Ngoài thuốc kháng thì thuốc kháng viêm cũng đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong toa thuốc trị viêm amidan cấp.

Nhóm thuốc này giúp loại bỏ viêm nhiễm, đẩy lùi những triệu chứng viêm amidan. Một số loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng là: Alphachymotrypcin 4,2mg, prednisolon 5mg

Thuốc điều trị tại chỗ

Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị các triệu chứng đi kèm như sốt, ho, … cụ thể như:

  • Thuốc hạ sốt: paracetamol, aspirin…
  • Thuốc ngậm: Tyrotab
  • Thuốc giảm ho, long đờm…
  • Nước xúc họng, vệ sinh miệng: Cineline
  • Thuốc xông họng

Những lưu ý khi điều trị viêm amidan cấp

Khi bị viêm amidan cấp, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị như trên, người bệnh cũng nên lưu ý:

  • Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu chất kẽm
  • Bổ sung các loại rau, trái cây.
  • Nghiêm cấm các thức ăn cay nóng, quá lạnh, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là rượu bia và các chất kích thích.
  • Bổ sung ít nhất 2l nước mỗi ngày
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, súc họng bằng nước muối loãng đều đặn hằng ngày.
  • Che chắn cẩn thận khi ra ngoài để tránh khói bụi và các chất độc hại.

Trên đây là phác đồ điều trị viêm amidan cấp mà mỗi người cần biết và tuân thủ nghiêm túc để bệnh mau khỏi. Hy vọng bài viết này đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn, giúp phòng tránh và nâng cao hiệu quả chữa trị viêm amidan. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo