Viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa được không? Cách điều trị bệnh
Viêm mũi dị ứng mãn tính là một căn bệnh dai dẳng và ám ảnh của rất nhiều người, nhất là khi thời tiết giao mùa. Căn bệnh này có chữa dứt điểm được hay không là mối quan tâm của nhiều người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này.
>> Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Cha mẹ cần hiểu đúng để điều trị kịp thời cho con
>> Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả
Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng mãn tính là biểu hiện của viêm mũi dị ứng kéo dài, dai dẳng, là tình trạng viêm do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các dị vật trong môi trường, các phản ứng này thường xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.
Khi bi viêm mũi dị ứng mãn tính người bệnh thường có cảm giác vô cùng khó chịu, kèm theo những biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, đau họng…
Viêm mũi dị ứng mãn tính gây ảnh hưởng nhiều tới học tập, công việc và cuộc sống của người bệnh. Để có những cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả, cần phải nhận định một cách chính xác triệu chứng và nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Viêm mũi dị ứng mãn tính
Triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính
Viêm mũi dị ứng mãn tính được chia ra làm 2 loại chính là viêm mũi mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát, các triệu chứng của 2 loại như dưới đây:
- Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Trường hợp này, người bệnh bị chảy nước mũi, bên trong niêm mạc mũi phù nề và ứ đọng nhiều dịch nhầy, phần cuốn mũi cương to làm hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở. Nếu tình trạng kéo dài dẫn tới khả năng ngửi kém, và gây mất ngủ vì khó thở. Dạng viêm mũi này thường gặp ở trẻ em.
- Viêm mũi mãn tính quá phát: Người bệnh bị ngạt tắc mũi, có khi bị xuất tiết. Các nguyên nhân chủ yếu do dị tật vách ngăn mũi hoặc do tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất, lông… nhất là ở người có cơ địa dị ứng hoặc giảm sức đề kháng. Dạng viêm mũi này thường gặp ở người lớn.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính
Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng mãn tính thông thường là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, lông chó mèo, bào tử nấm mốc… Nguyên nhân khá phổ biến là từ bọ ve trong bụi nhà. Bọ ve trong bụi nhà là sinh vật nhỏ bé mà mắt thường có thể không nhận thấy được, chúng sống chủ yếu trong phòng ngủ, đệm, gối và thảm. Không phải là sinh vật gây hại nhưng có nhiều người bị dị ứng với chất thải của bọ ve.
Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến là phấn hoa. Có rất nhiều người bị viêm mũi dị ứng do nguyên nhân này, đặc biệt là vào những thời điểm nhất định trong năm như mùa xuân và mùa hè. Là những thời điểm hoa nở nhiều.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính
Một nguyên nhân nữa gây viêm mũi dị ứng là do gen di truyền. Theo các bác sĩ, những gia đình có người bị mắc viêm mũi dị ứng thì người thân của họ có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn so với những gia đình không có tiền sử mắc chứng bệnh này.
Các yếu tố bên ngoài như khói thuốc lá, hóa học, nhiệt độ lạnh, độ ẩm, gió, ô nhiễm không khí, keo xịt tóc, nước hoa, khói… cũng là những tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, cơ thể của một số người bị kích ứng với một số thành phần trong các loại thực phẩm như cá, trứng sữa… đặc biệt là các loại hải sản.
Ai dễ mắc viêm mũi dị ứng mãn tính?
Viêm mũi dị ứng mãn tính khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người lớn thường mắc nhiều hơn trẻ em. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm mũi kéo dài cho biết họ bị cảm lạnh dai dẳng. Tuy nhiên, cảm lạnh là do nhiễm virus và thường chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Viêm mũi mãn tính không phải do nhiễm trùng.
Bạn cũng có nhiều khả năng mắc viêm mũi dị ứng mãn tính nếu bạn đã có bệnh hen suyễn hoặc eczema. Tương tự, nếu bạn mắc viêm mũi dị ứng, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm hoặc hen suyễn vì các bệnh này có liên quan tới nhau. Viêm mũi dị ứng mãn tính cũng có thể là do di truyền.
Đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng mãn tính
Các cách thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính
Việc điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính cũng giống như điều trị viêm mũi dị ứng nói chung. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho viêm mũi dị ứng là tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng, sử dụng thuốc Tây y hoặc các bài thuốc dân gian. Với mỗi thể trạng khác nhau có tiên lượng và thuốc điều trị khác nhau, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng
Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mãn tính, việc tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cũng cần phối hợp với các biện pháp khác.
Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng Tây y
Thuốc xịt mũi kháng histamin
Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin có thể nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin – một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Thuốc này có thể được sử dụng theo yêu cầu nếu bạn có các triệu chứng nhẹ.
Thuốc kháng histamin (thuốc uống)
Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng) là một sự thay thế. Thuốc dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin dùng bằng đường uống là phú hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi. Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong vòng một giờ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nếu các triệu chứng nhẹ.
Điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính bằng Tây y
Có một số nhãn hiệu thuốc kháng histamin mà bạn có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc cần được kê đơn. Thương hiệu cũ như chlorphenamine có tác dụng tốt nhưng dễ gây buồn ngủ, vì vậy không nên sử dụng nếu bạn đang lái xe hay vận hành máy móc. Một số loại thuốc mới ít gây buồn ngủ như acrivastine và bilastine. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn bạn cần hỏi bác sỹ, dược sĩ để được tư vấn.
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tránh sử dụng loại thuốc này. Điều trị bằng thuốc xịt mũi chứa steroid thường là liệu pháp thay thế. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng thuốc dân gian
Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn một số cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính theo phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả được nhiều bạn tin tưởng và chia sẻ:
- Dịch ép tỏi 1 phần với 2 phần mật ong. Hai thứ này hòa đều sử dụng để nhỏ mũi. Mỗi ngày nhỏ từ 2 – 3 lần.
- Lấy quả ké đầu ngựa đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao cho tới khi ngả sang màu xám thì tán thành bột mịn. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 4g bột đem pha với nước để uống. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần một liệu trình sẽ cho hiệu quả tốt. Sau đó nghỉ vài ngày và tiếp tục sử dụng thêm 1 – 2 liệu trình nữa sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng và phòng bệnh tái phát hiệu quả.
- Dùng dây mướp ty qua đằng, cắt lấy đoạn gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả đem rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày. Cứ 5 ngày là một liệu trình dùng liên tục trong khoảng 3 liệu trình là sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa khỏi được không? Thời gian điều trị kéo dài bao lâu?
Viêm mũi dị ứng mãn tính thường cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian triệu chứng có thể giảm bớt và thậm chí hết hoàn toàn trong một số trường hợp. Nghĩa là, nếu tìm ra căn nguyên, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh này.
Tránh xa các nguyên nhân gây dị ứng là cách tốt nhất để dứt điểm bệnh
Việc điều trị chỉ nên kéo dài lâu nhất là sáu tháng sau đó nên dừng lại để xem xét nếu triệu chứng không trở lại thì không cần điều trị. Việc điều trị có thể được bắt đầu lại nếu các triệu chứng xuất hiện.
Tất nhiên, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mãn tính, nếu loại bỏ nguồn gốc của dị ứng, các triệu chứng của bạn giảm và dừng lại thì bạn có thể không cần điều trị.
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng lại tái phát, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
- Khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng cần điều trị ngay để tránh kéo dài
- Tránh các tác nhân gây dị ứng
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm ướt
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm mũi dị ứng bạn nên chữa trị một cách sớm nhất để tránh chuyển thành viêm mũi dị ứng mãn tính bạn nhé!
Xem thêm Video: Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cây ngũ sắc
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!