Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Cha mẹ cần hiểu đúng để điều trị kịp thời cho con

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một trong những mối lo rất lớn của cha mẹ. Đây là bệnh lý thường gặp và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu để kịp thời phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị sớm cho trẻ, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

>> Viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa được không? Cách điều trị bệnh

>> Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là chất gây ra bệnh dị ứng.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện ở tuổi nhỏ và gây ra bởi kháng thể E của cơ thể (IgE) để chống lại các tác nhân dị ứng tấn công mũi – xoang. Sự mẫn cảm với các chất gây dị ứng có thể bắt đầu ở trẻ em hơn 2 tuổi. Tuy nhiên, sự mẫn cảm ở trẻ em 4 – 6 tuổi thường phổ biến hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng các tác nhân dị ứng trong nhà cũng có thể tác động lên trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ em có sức đề kháng kém hơn người lớn nên dễ chịu ảnh hưởng các tác nhân xấu từ môi trường. Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, nấm mốc, thời tiết thay đổi đột ngột,… là những nguyên nhân khiến trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm.

Có thể do cơ địa của từng trẻ. Nhiều trẻ bị dị ứng với lông chó mèo, phấn hoa, nhiều loại nấm mốc phát tán trong không khí. Những tác nhân này sẽ tấn công vào đường hô hấp của trẻ và gây viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Trẻ bị viêm mũi sẽ có những biểu hiện sau:

  • Ngứa mũi: Ngứa mũi là triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình nhất và xuất hiện đầu tiên, trong hầu hết các bệnh dị ứng thì đều gây nên hiện tượng ngưa, ngứa từng cơn do dị nguyên và yếu tố bảo vệ gây ra. Ngoài ra niêm mạc bị kích ứng nên cũng khiến gặp phải triệu chứng hắt xì hơi nhiều lần.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Chảy nước mũi trong thường xuyên chính là dấu hiệu dễ gặp, chảy nước mũi trong cũng là dấu hiệu phân biệt với triệu chứng bệnh viêm xoang.
  • Một số dấu hiệu khác: Chảy nước mắt, đau nhức mũi, đau họng, biếng ăn, người mệt mỏi….

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Nhiều người cho rằng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là căn bệnh tự xuất hiện và tự mất đi nên không điều trị bệnh sớm. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm, bởi có không ít những trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng không được điều trị tốt đã gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Làm chậm quá trình phát triển: Bệnh là ảnh hưởng tới sinh hoạt nghỉ ngơi ở trẻ làm quá trình hấp thu các chất ở trẻ bị ảnh hưởng, làm trẻ chậm phát triển hơn so với lứa tuổi bình thường.
  • Gây nên các bệnh liên quan: Viêm mũi dị ứng nếu như không được điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển mãn tính, và có khả năng gây nên một số căn bệnh khác như: Viêm xoang, viêm tai mũi họng, ho, nguy hiểm hơn là những căn bệnh mãn tính về sau

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em như thế nào?

Quá trình chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em bắt đầu các bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng bệnh ở trẻ, nguyên nhân gây bệnh, các tác động gây dị ứng từ bên ngoài,… Nhằm xác định chính xác nguyên nhân và mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Ngoài ra, cũng thể dùng phương pháp kiểm tra da – bằng cách đặt các mẫu chất lên da để thử nghiệm xem phản ứng của da với chất đó thế nào.

Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, trẻ có thể cần phải được xét nghiệm máu hoặc kiểm tra IgE Rast.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng cha mẹ phải làm gì?

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, có rất nhiều cách để chữa bệnh cho con mà cha mẹ có thể lựa chọn. Sau đây là 2 cách phổ biến nhất được nhiều người sử dụng:

Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em bằng thuốc Tây

  • Điều trị triệu chứng bằng thuốc: Ví dụ như thuốc kháng histamine, corticoid toàn thân và tại chỗ, vitamin…
  • Điều trị đặc hiệu: Bằng phương pháp giải mẫn cảm nếu tìm được dị nguyên. Giải mẫn cảm đặc hiệu tức là đưa dị nguyên vào cơ thể với liều nhỏ và tăng dần để tạo kháng thể bao vây thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên với liều dị nguyên tăng dần, cách quãng (nồng độ tư 0.1 % – 1%). Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm.
  • Phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em: Ở trẻ nhỏ, phẫu thuật thường để giải quyết các vấn đề xoang – mũi phát sinh do bẩm sinh, viêm mũi xoang dị ứng có políp, thoái hoá cuốn mũi… Một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như vẹo vách ngăn, gai vách ngăn.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc Tây cần có sự chỉ định của bác sĩ

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

1. Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ từ gừng tươi và hành khô:

Chuẩn bị: Khoảng 4 củ gừng và 10 củ hành khô.

Cách dùng:

  • Đem gừng đi rửa sạch và cắt vỏ, hành khô bóc bỏ lớp vỏ ngoài cùng.
  • Cho tất cả gừng và hành sau khi đã bóc vỏ vào chung một cái cối rồi giã nát cho nó ra nước.
  • Chắt lấy nước trong cối sau khi giã cho vào một cái lọ nhỏ.
  • Hàng ngày, bố mẹ có thể lấy nước đó ra nhỏ cho trẻ để chữa bệnh viêm mũi. Mỗi ngày nhỏ từ 4 – 5 lần và làm liên tục cho đến khi bé thấy khỏi hẳn.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng canh thịt lợn:

Chuẩn bị: Khoảng 1 – 2 lạng thịt lợn nạc và một đoạn dây mướp. Chú ý dây mướp các bạn nên chọn đoạn ở càng gần gốc càng tốt.

Cách dùng:

  • Bạn lấy dây mướp và thịt lợn đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ ra.
  • Sau đó cho chúng vào nồi canh hầm càng nhừ càng tốt.
  • Hàng ngày bạn có thể cho bé ăn canh thịt lợn trong bữa ăn. Ăn liên tục trong 2 ngày rồi cách 4 – 5 ngày sau lại cho bé ăn lại.
  • Nếu như bạn cố gắng thực hiện theo cách này thì sau khoảng 2 – 3 lần thực hiện bệnh viêm mũi của bé sẽ giảm hẳn.

Đây là một bài thuốc rất hay, không những không có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cung cấp cho bé thêm nhiều dưỡng chất để cho bé khỏe mạnh hơn. Khuyến khích bố mẹ nên dùng cách này để chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng

Bên cạnh việc điều trị, cha mẹ cần kết hợp việc chăm sóc trẻ đúng cách

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ

Khi trẻ đi ra ngoài về hoặc sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên gây bệnh.

Khi thời tiết thay đổi, cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và tránh gió lùa. Nhất là lúc trẻ đi ngủ, cần lưu ý không để trẻ bị ướt và lạnh.

Vệ sinh nhà cửa cho thoáng mát, tránh nấm mốc phát triển. Giặt ga, gối, thảm trải sàn cho trẻ thường xuyên để tránh bụi bẩn.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loài vật nuôi và tránh các loại hoa phát tán nhiều phấn khi trẻ có dấu hiệu bị dị ứng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ

Với trẻ em trên 6 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm bảo vệ sức khỏe có các thành phần thảo dược như: hoàng kỳ, ké đầu ngựa, sâm đại hành, bạch chỉ, sói rừng, tỏi đen, bromelain và Immunepath-IP để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả.

Xem thêm Video: Viêm mũi dị ứng ở trẻ – Căn bệnh không thể coi thường!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo