Nguyên nhân sổ mũi và cách điều trị tại nhà hiệu quả, an toàn
Nguyên nhân sổ mũi luônlà vấn đề khiến mọi người băn khoăn và đi tìm câu trả lời, cách chữa trị. Bởi triệu chứng sổ mũi không những gây ra sự khó chịu mà còn khiến người bệnh thấy tự tin, ngại giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây sổ mũi là gì? Cách điều trị nào hiệu quả nhất và đảm bảo an toàn? Hãy cùng Benhtaimuihong.net tìm câu trả lời nhé!
>> Tạm biệt hắt hơi sổ mũi bằng những biện pháp tự nhiên ít người biết đến
>> Bị sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Nguyên nhân sổ mũi là gì?
Sổ mũi là triệu chứng phổ biến, thường gặp khi người bệnh mắc phải các bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, cảm cúm,… Đây cũng là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sổ mũi, người bệnh cần chú ý với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau để cho hiệu quả tốt nhất. Sổ mũi không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số nguyên nhân sổ mũi có thể kể đến như:
Do tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng
Do cấu tạo hốc mũi khá đặc biệt, được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy với chức năng bảo vệ. Nhờ đó, các bụi bẩn, vi khuẩn bị giữ lại sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến mũi là cơ quan đầu tiên của cơ thể bị vi khuẩn “tấn công”.
Nguyên nhân sổ mũi là gì?
Thêm nữa, khi tiếp xúc với các tác nhân dị nguyên, lớp mô trong hốc mũi bị kích ứng bởi các yếu tố lạ sẽ làm cho tuyến chế tiết trong lớp biểu mô tăng gia sản xuất, dịch tiết ra nhiều hơn dẫn tới hiện tượng sổ mũi. Một số dị nguyên gây sổ mũi có thể kể đến như:
- Phấn hoa
- Mỹ phẩm
- Xăng dầu
- Lông động vật
- Hoá chất
- Hải sản, trứng
- Rượu bia, chất kích thích
Lạm dụng thuốc xịt mũi
Có rất nhiều người khi bị sổ mũi đã sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị bệnh. Sử dụng thuốc xịt mũi cũng là một trong những cách chữa chảy nước mũi. Nhưng nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, bạn ngừng sử dụng thuốc thì nước mũi sẽ xuất hiện nhiều hơn trước.
Ngồi máy lạnh, máy sưởi
Ngồi máy lạnh, máy sưởi nhiều dễ bị sổ mũi
Hầu hết dân văn phòng hiện nay đều ngồi máy lạnh, hoặc ngay chính trong gia đình các bạn mùa hè sử dụng máy lạnh là điều trông tránh khỏi hay mùa đông sử dụng máy sưởi. Việc sử dụng máy lạnh, máy sưởi sẽ khiến bụi bẩn bị thổi bay khắp nơi trong phòng và khi hít phải sẽ gây tình trạng ngại mũi, sổ mũi.
Đang mang thai
Thời kỳ mang thai, nội tiết tố của người mẹ bị thay đổi rất nhiều, đặc biệt là trong 3 thàng đầu hoặc 3 tháng cuối. Cho nên, xuất hiện tình trạng sổ mũi là điều không thể tránh khỏi được.
Viêm xoang mãn tính
Sổ mũi trong thời gian dài không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới việc tích tụ dịch nhầy trong mũi khiến bạn bị viêm mũi hết lần này tới lần khác. Lâu dần sẽ biến chứng thành viêm xoang mãn tính. Lúc này, nước mũi thường chảy nhiều hơn và có màu vàng đục.
Trào ngược axit
Trào ngược axit tại thực quả là hiện tượng axit đi ngược từ dạ dày lên thực quản vào cổ họng và phần sau của mũi. Do vậy, bạn không bị khó tiêu nữa, mà ngược lại sẽ bị sổ mũi. Với những người bị trào ngược axit thì hiện tượng này không còn quá xa lạ.
Ngoài ra nhiều người có thể bị sổ mũi vào buổi sáng, mỗi khi ngủ dạy. Nguyên nhân do trong lúc ngủ cơ thể có thể sẽ sản xuất ra 1 ít dịch nhầy tích tụ ở khoang mũi, đến khi thức dậy, lượng dịch nhầy sẽ có xu hướng đẩy ra ngoài dẫn tới tình trạng sổ mũi.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân sổ mũi, bạn nên đi gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
Các cách giảm triệu chứng sổ mũi hiệu quả ngay tại nhà
Cùng với việc điều trị sổ mũi theo chỉ định và đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa sổ mũi tại nhà để giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu như:
Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi bằng cách rửa nước muối sinh lý mỗi ngày là một trong những cách chữa sổ mũi đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu quả cao.
Nên rửa mũi vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, mỗi khi bị sổ mũi quá nhiều, nghẹt mũi, bạn cũng có thể rửa mũi. Tuy nhiên, cũng không nên rửa quá nhiều lần có thể dẫn đến khô mũi, mất dịch nhờn của mũi gây khó chịu.
Chườm nóng ở vùng mặt
Chườm nóng ở vùng mặt, đặc biệt là ở 2 tai và vùng mũi là cách làm giúp loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra ngoài khoang mũi dễ dàng hơn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng hỉ mũi ra ngoài và vệ sinh bằng nước muối sinh lý sẽ loại bỏ toàn bộ khó chịu do sổ mũi.
Kê cao gối khi ngủ
Kê cao gối một chút khi ngủ là cách làm giúp mũi được thông thoáng, ngăn nước mũi tích tụ trong khoang mũi.
Xông hơi mặt
Xôi hơi không những làm cho dịch nhầy loãng ra, bị đẩy ra khỏi mũi dễ dàng hơn mà cong giúp đầu óc thư thái hơn, làm sạch da mặt.
Xông mặt giúp giảm sổ mũi nhanh nhất
Cách làm này rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một ít sả, lá buổi nấu lên rồi xông. Hoặc nếu không có điều kiện làm thì bạn có thể tắm nước nóng.
Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ
Môi trường sống trong lành, sạch sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh rất, nguy cơ mắc bệnh giảm đi. Cho nên, thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt chăn ga gối đệm, không nuôi chó mèo trong nhà,… là những việc làm rất cần thiết để phòng chữa sổ mũi.
Như vậy, trên đây là những nguyên nhân sổ mũi và xử lý bệnh kịp thời mà bạn nên nắm rõ. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh để khi gặp thì có thể xử lý tốt.
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!