Hỏi – đáp: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì để nhanh hết bệnh?
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc và muốn tìm câu trả lời. Bởi có quá nhiều loại thuốc với công dụng và thành phần khác nhau. Sau đây, benhtaimuihong.net sẽ liệt kê từng nhóm thuốc cũng như công dụng của từng loại để bạn đọc phân biệt và lựa chọn.
>> 4 Cách trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam cho hiệu quả tốt nhất
>> Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y và một số bài thuốc hiệu quả
Với những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hay quanh năm gây ra nhiều khó chịu. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Dưới đây là những loại thuốc phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mà các bạn cần biết.
Khi điều trị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Dưới đây là một số nhóm thuốc uống của Tây y điều trị viêm mũi dị ứng:
Nhóm thuốc kháng histamin H1
Mặc dù không trực tiếp ngăn chặn sự tạo thành histamin nhưng nhóm thuốc này có tác dụng loại bỏ các triệu chứng do histamin gây ra, có tác dụng chống ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mắt. Tuy nhiên thuốc không làm co mạch nên không có tác dụng giảm triệu chứng ngạt mũi.
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nhóm kháng sinh histamin H1 có 2 loại là: Thuốc thế hệ cũ và các loại thuốc mới.
Với một số loại thuốc thế hệ cũ sẽ gây buồn ngủ cho người sử dụng, do đó người bệnh không nên dùng loại thuốc này khi lái xe hay vận hành máy móc. Một số loại thuốc thế hệ mới như claritin, acrivastin không gây buồn ngủ, vì thế tiện lợi hơn với người bệnh.
Thuốc kháng histamin trị viêm mũi dị ứng
Nhóm thuốc gây co mạch
Một số dạng thuốc uống thường được sử dụng bao gồm ephedrin, pseudoepherein, phenyplephrin… Các loại thuốc này có có tác dụng co mạch, giảm sưng huyết, phù nề và ngạt mũi. Nhưng bên cạnh đó, bởi tính cường giao cảm mà chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau thắc ngực, choáng và đau nhức đầu…
Vì thế chống chỉ định sử dụng những loại thuốc này với những trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp, đau thắt ngực do mắc các chứng bệnh như bệnh mạch vành, cường tuyến giáp, đái tháo đường…
Nhóm corticoid
Nhóm thuốc corticoid thường được sử dụng là các loại corticoid hít như: Fluticason, beclomethason, budesonis… Nhóm thuốc hít này dù liều lượng thấp hơn so với dạng thuốc uống nhưng cũng đem lại hiệu quả điều trị tương đương, hơn nữa số thuốc theo niêm mạc mũi vào trong do số lượng ít nên gan có thể hóa giải độc tố, do đó phương pháp này lành hơn so với sử dụng thuốc uống hay tiêm.
Do corticoid có tác dụng ngăn cản việc làm lành vết thương nên chỉ sử dụng khi các tổn thương hô hấp đã hồi phục hoàn toàn. Nếu bệnh nhân đang bị lao thì tuyệt đối không nên dùng vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Corticoid dạng hít điều trị viêm mũi an toàn hơn dạng uống
Corticoid hít có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, viêm họng, kích ứng mũi, hắt hơi, ho, chảy máu cam, phát ban, ngứa, sưng mặt… tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp.
Nếu sử dụng kết hợp corticoid hít kéo dài với corticoid uống có thể gây ngộ độc toàn thân vì thế cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên cho trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng corticoid này, với bà bầu đang mang thai cũng cần tránh sử dụng corticoid dạng uống vì nó có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Bài thuốc uống Đông y trị viêm mũi dị ứng
Trong Đông y, có một số vị thuốc được kết hợp để loại bỏ những vi khuẩn gây nên bệnh viêm mũi dị ứng cho cơ thể. Đồng thời tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch, thải độc gan, làm mát cơ thể.
Một số bài thuốc có thể kể đến như:
- Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
- Tân di 15g, trứng gà 2 quả, cho tân di vào nấu với 2 bát nước còn 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi đun với nước sắc tân di 1 bát, uống nước ăn trứng.
- Quế chi và gừng tươi 4 – 6g, thông bạch (hành trắng) 6 – 8g, bạch chỉ, kinh giới và mã đề mỗi loại 8 – 10g, bèo cái 10 – 12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, đại táo 3 quả. Đun cùng 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
Sử dụng thuốc Đông y điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng
Một số bài thuốc uống dân gian trị viêm mũi dị ứng
Bên cạnh các loại thuốc tây, bạn có thể uống một số loại thuốc dân gian đễ hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như:
- Mật ong: Mỗi ngày ăn sáp mật ong, nhả bã từ 2 – 3 lần để chữa viêm mũi họng
- Quất mật ong: Giúp giảm ho, đẩy lùi viêm mũi
- Nước mật gừng : Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, hai thứ rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.
Ngoài ra, bệnh nhân nên bổ sung các món ăn dinh dưỡng, kết hợp ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước để tăng sức đề kháng, giảm sốt. Nên ăn yaourt, hành tây, các loại rau thơm gia vị (kinh giới, tía tô, bạc hà, húng quế, ngò gai, lá đinh lăng…), ngũ cốc còn lứt (chưa xát, chứa nhiều selenium) sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng. Không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, dưa leo, cà chua, nho, mận, táo … Không uống nước đá lạnh hoặc các thức uống ướp quá lạnh…
Mong rằng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm mũi dị ứng uống thuốc gì. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!