Các loại thuốc viêm mũi cho trẻ em an toàn, hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

Bé bị viêm mũi uống thuốc gì là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc với chúng tôi. Chữa dứt điểm căn bệnh này sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu một số loại thuốc viêm mũi cho trẻ em an toàn, hiệu quả qua bài viết sau đây của benhtaimuihong.net.

>> Trẻ bị viêm mũi cấp mẹ phải làm gì? Phòng tránh viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

>> 5 triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để điều trị cho con kịp thời

Viêm mũi, viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, dần dần tần số tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo sau đó giảm dần khi bé lớn hơn đề kháng tốt hơn.

Bệnh viêm mũi ở trẻ em

Bệnh viêm mũi ở trẻ em

Biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là ngạt mũi, khó thở, sốt nhẹ. Trẻ hay quấy khóc, khó bú, khó ngủ và thường thở bằng miệng do tắc đường thở. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực.

Nguyên tắc khi dùng thuốc chữa viêm mũi cho trẻ em đó là để loại bỏ các vi khuẩn và virus ra khỏi đường hô hấp. Để làm được điều này thì bên cạnh thuốc kháng sinh, mẹ cần rửa mũi cho con mỗi ngày để làm thông thoáng đường thở.

Thông mũi cho trẻ bằng thuốc gì?

Để làm thông mũi họng, mẹ có thể dùng các dụng cụ hút mũi để giúp trẻ loại bỏ bớt nước mũi, dịch nhầy. Sau đó hãy dùng nước ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn để rửa mũi cho trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc argyron 1 – 2%, ngày 3 – 4 lần để làm sạch đường hô hấp cho trẻ.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Tư thế đặt bé để rửa mũi

Bé bị viêm mũi uống thuốc gì?

Có 2 dạng viêm mũi chính cần dùng thuốc để điều trị: Viêm mũi cấp xuất tiết và viêm mũi mãn tính. Đối với mỗi loại lại có cách điều trị cũng như được chỉ định các loại thuốc khác nhau.

Thuốc trị viêm mũi cấp xuất tiết

Biểu hiện của viêm mũi cấp xuất tiết là ngạt mũi, chảy nước mũi trong, sốt, hắt hơi. Trường hợp này sẽ được điều trị như sau:

Điều trị toàn thân:

  • Thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu sốt trên 38.5oC (nhóm chứa paracetamol hiện vẫn được coi là nhóm hạ sốt an toàn nhất)
  • Thuốc chống xuất tiết: Bác sĩ thường chỉ định các loại kháng sinh để điều trị. Do virut được coi là một kháng nguyên tác động lên mũi gây viêm nên người ta dùng kháng histamin H1 (có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào).

Một số loại kháng sinh có thể dùng được cho trẻ em bao gồm: loratidin, chlorpheniramin maleat, desloratidin, fexofenadin hydoclorid… Thuốc kháng histamin thường được chỉ định dùng trong 2 tuần điều trị.

  • Thuốc tăng cường chức năng miễn dịch: Loại thuốc này hiện rất hay được sử dụng kèm với thuốc chứa thymomodulin. Thuốc có tác dụng làm tăng cường miễn dịch do kích thích sự phát triển của tế bào Lympho T và Lympho B, đồng thời kích thích đại thực bào tấn công tác nhân gây bệnh, tăng hoạt động tổng hợp kháng thể từ tế bào B và hoạt hóa bạch cầu T làm tan rã các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào của cơ thể.

Điều trị tại chỗ:

  • Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề niêm mạc mũi: Thuốc thông dụng hiện nay là xylomethazolin 0.05%, thuốc dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn có ephedrine 0.1 – 0.3%, adrénaline 0.01%…
  • Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi: nhóm muối bạc argyrol. Thuốc này dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.

Thuốc trị viêm mũi mạn tính ở trẻ em

Thường ở dạng viêm mũi mủ hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm mũi mạn tính thường đi kèm với viêm xoang. Thuốc sử dụng với những trường hợp trẻ bị viêm mũi mạn tính là:

Thuốc điều trị toàn thân:

  • Kháng sinh: Có thể nuôi cấy dịch mũi làm kháng sinh đồ được coi là biện pháp tối ưu khi điều trị. Kháng sinh thường dùng trong viêm mũi mạn tính phải có phổ rộng để có thể diệt được cả vi khuẩn gram âm, gram dương và vi khuẩn kỵ khí nên người ta hay dùng nhóm cepholosporin thế hệ III.
  • Thuốc chống dị ứng: Nên dùng loại có chứa cellulose, micocrystalline… Thuốc chỉ định cho trẻ trên 6 tháng.

Thuốc kháng sinh

Khi dùng bất cứ loại kháng sinh nào cho trẻ cũng phải xin chỉ định của bác sĩ

Điều trị tại chỗ:

  • Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ: ví dụ như collydexa, polydexa… dùng dưới 7 ngày. Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh.

Thuốc corticoid dùng tại mũi với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều không có tác dụng toàn thân. Trẻ em từ 3 – 11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằng nasonex được khuyên dùng 2 – 4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêm mũi.

Khi dùng kéo dài phải được kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạc mũi họng cần ngưng điều trị. Kích ứng họng dai dẳng cũng là một chỉ định để ngưng thuốc.

Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc nói trê, trừ nước muối sinh lý. Nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Thuốc dân gian trị viêm mũi họng hiệu quả

Khi bị viêm mũi, trẻ thường kèm theo triệu chứng ho, viêm họng. Do vậy, mẹ có thể dùng một số bài thuốc dân gian trị ho, giúp cho trẻ hạn chế được những cơn ho gây nôn trớ.

Một số loại thuốc dân gian trị ho lành tính an toàn bao gồm: nước chanh đào ngâm, nước mật ong + cánh hoa hồng bạch + quất (hấp cách thủy), nước lá húng chanh + đường phèn…

Nước chanh đào ngâm

Nước chanh đào ngâm

Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng

Cha mẹ phải cẩn trọng khi chăm sóc trẻ em, vì đây là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh viêm mũi họng. Cha mẹ cần:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, họng, mũi cho trẻ. Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng mỗi ngày để hạn chế được phần nào vi khuẩn tấn công.
  • Khi trẻ ăn xong, nhất là trẻ sơ sinh, có thể massage và vỗ lưng cho trẻ để tránh dịch ở mũi quá nhiều.
  • Giữ nhiệt độ phòng thoáng mát nhưng không được để gió lùa trực tiếp hoặc bật điều hòa nhiệt độ thấp.
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả cùng các loại vitamin và khoáng chất khác để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Lưu ý không để trẻ uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khi ra đường nên cho trẻ đeo khẩu trang, đội mũ.

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc chữa viêm mũi cho trẻ em nào cần phải xin chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc, tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Trên đây là những thông tin về “bé bị viêm mũi uống thuốc gì”. Mong rằng chúng sẽ có ích với bạn.

Xem thêm video: Phòng và điều trị viêm mũi cho trẻ nhỏ

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo