Các loại thuốc điều trị viêm họng hiệu quả và những lưu ý khi dùng thuốc
Thuốc điều trị viêm họng được sử dụng căn cứ theo từng tình trạng, đặc điểm bệnh. Với mỗi dạng viêm họng và mức độ bệnh khác nhau sẽ có những thuốc điều trị riêng để bệnh khỏi triệt để và không tái phát. Trong bài viết này sẽ chia sẻ thông tin về các thuốc trị viêm họng phổ biến được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng và những lưu ý trong khi sử dụng.
>> 5 Triệu chứng viêm họng thường gặp và cách điều trị tức thời
>> 8 nguyên nhân gây viêm họng thường gặp và cách phòng tránh
Viêm họng là bệnh lý phổ biến nhất về đường hô hấp, là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh là những cơn đau rát khó chịu ở vùng họng khiến người bệnh khó khăn khi nuốt, ăn uống. Kèm với triệu chứng đau rát cổ họng là tình trạng ho khan, có đờm, sừng họng, nổi hạch ở cổ, sổ mũi, nhức đầu, sốt,…
Bệnh viêm họng có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nếu không được điều trị tốt viêm họng cấp tính chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe với các biến chứng nguy nguy hiểm về đường hô hấp, tim mạch,….
Các dạng bệnh viêm họng thường gặp
Bệnh viêm họng có 2 dạng chủ yếu thường gặp và cũng là 2 giai đoạn phát triển của bệnh là: viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Mỗi dạng sẽ có những triệu chứng, mức độ khác nhau và cần có phương pháp chữa, thuốc trị viêm họng riêng mới có thể mang lại hiệu quả tốt.
Viêm họng cấp tính
Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm họng, bệnh ở tình trạng khởi phát xuất hiện đột ngột khi cơ thể bị nhiễm virus, nhiễm lạnh hoặc tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, viêm nhiễm.
Dùng thuốc điều trị viêm họng theo mức độ, tình trạng bệnh
Biểu hiện của bệnh là tình trạng xung huyết phù nề niêm mạc ở vùng họng, gây đau rát, ngứa họng, khó nuốt và ho. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu là do virus (chiếm khoảng 40 – 80% trường hợp mắc bệnh), vi khuẩn,… Một số loại virus thường gặp ở họng gây bệnh là: liên cầu beta tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu vàng, Hemophils Inluenza,…
Viêm họng mãn tính
Là giai đoạn phát triển nặng hơn của viêm họng cấp tính, khi bệnh viêm họng kéo dài trong thời gian dài. Biểu hiện của bệnh là tình các tình trạng xuất tiết, quá phát và teo, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Viêm họng mãn tính có 2 thể là: thể viêm họng mãn tính tỏa lan và khu trú. Trong đó, thể khu trú bao gồm viêm VA mãn tính và viêm amidan mãn tính. Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính có thể do viêm xoang mãn tính, viêm amidan mãn tính, viêm mũi mãn tính,… Ngoài ra còn có thể dó các yếu tốt môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, cơ thể tiếp xúc với chất kích ứng, hóa chất độc hại,… gây ra.
Các loại thuốc điều trị viêm họng hiệu quả
Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm họng, gồm thuốc tây y, đông y và nam dược,… Tùy thuộc vào mức độ, các giai đoạn phát triển và tình trạng bệnh sẽ có thuốc điều trị phù hợp để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh và hạn chế bệnh phát triển, tái phát.
Các nhóm thuốc tây y trị viêm họng
Nhiều bệnh nhân khi có dấu hiệu của bệnh thường thắc mắc viêm họng uống thuốc gì? Nếu lựa chọn thuốc tây y để điều trị viêm họng người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà cần dùng theo đơn kê và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bởi, thuốc tây y nếu sử dụng không đúng cách, liều lượng, thời gian có thể gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Các loại thuốc tây y sử dụng trong điều trị viêm họng chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm có tác dụng giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của người bệnh cũng như các dấu hiệu kèm theo, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị phù hợp. Một số nhóm thuốc trị viêm vọng thường dùng gồm:
Thuốc trị viêm họng chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm tùy thuộc vào triệu chứng bệnh
– Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Được kê trong trường hợp bị viêm họng kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt, đau họng,… Thuốc thường dùng gồm: paracetamol, aspirin,… các loại thuốc dạng gói bột, hỗn hợp, viên nén, viên sủi và thuốc đặt hậu môn.
– Nhóm thuốc kháng viêm NSAID: Được kê trong trường hợp người bệnh có triệu chứng viêm sưng, nóng, đỏ, đau rát ở vị trí viêm họng. Thuốc được sử dụng gồm: ibuprofene, diclphenac,…
– Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid: Được kê dùng trong trường hợp viêm họng ở tình trạng nặng. Một số loại thuốc thường dùng là: prednisolon, dexamthason, betamethason,…
– Nhóm thuốc súc họng: Thường là các loại dung dịch súc miệng có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm, chất gây tê cục bổ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chống viêm nhiễm và sát khuẩn. Một số loại thường dùng là: bicacmin, givalex, eludril,… thuốc dùng bằng cách pha với nước muối.
– Nhóm thuốc giảm ho: Được kê dùng trong trường hợp viêm họng kèm theo triệu chứng ho, ngứa họng. Liều lượng và loại thuốc dùng tùy thuộc vào mức độ, đặc điểm ho: ho nhiều, ho có đờm hay không đờm, ho khan,…
– Nhóm thuốc xịt họng: Thuốc có chứa chất kháng sinh, kháng viêm có tác dụng giảm đau niêm mạc họng, thuốc dạng bình xịt. Một số loại thường dùng là: hexaspray, locarrbital, eludril,…
Lưu ý:
Không dùng thuốc aspirin cho trẻ em rất dễ dẫn đến các bệnh lý về não và gan nguy hiểm.
Không sử dụng giảm thuốc giảm đau aspirin, thuốc kháng viêm, kháng sinh cho người có tiền sử mắc viêm loét dạ dày, tá tràng.
Thuốc chữa viêm họng bằng Đông y
Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa viêm họng được phân ra theo mức độ, triệu chứng và các giai đoạn phát triển của bệnh là: cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn với các triệu chứng riêng sẽ có phương pháp, thuốc điều trị viêm họng hiệu quả nhất không chỉ giảm các triệu chứng bệnh mà còn tác động vào tận căn nguyên bệnh để hạn chế tái phát, lây lan.
Một số bài thuốc chữa viêm họng cấp tính và mãn tính trong đông y được lựa chọn và mang lại hiệu quả khá cao có thể kể đến như:
- Bài thuốc chữa viêm họng cấp tính
Nguyên tắc điều trị là: Sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm.
Tác dụng thuốc: Chữa đau họng, trị sưng, chán ăn, mệt mỏi
Chữa viêm họng bằng thuốc đông y an toàn
Bài thuốc số 1
Thành phần: kinh giới 16g; kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi thứ 12g; bạc hà, nhọ nồi, tang bạch mỗi thứ 8g; xạ can 4g.
Cách dùng: Cho tất cả các thành phần vào sắc với 250ml nước, sắc đến khi còn 150ml thì dừng lại. Chia làm 2 phần uống trong ngày.
Bài thuốc số 2:
Thành phần: kim ngân 20g; kinh giới, liên kiều, ngưu bàng tử, sinh địa, cương tàm, huyền sâm mỗi loại 12g; bạc hà 6g; cát cánh, cam thảo mỗi loại 4g.
Cách dùng: Cho tất cả các thành phần của thuốc vào sắc uống. Sắc với 200ml nước, đun đến khi còn khoảng 100ml thì dừng đun. Chia nước thành 2 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính
Nguyên tắc điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm.
Tác dụng của thuốc: Trị các tình trạng đau họng, khó nuốt, sợ lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, ho nhiều, có đờm màu xanh, lưỡi có rêu trắng nhạt, sốt nhẹ,…
Bài thuốc số 1
Thành phần: sinh địa, huyền sâm mỗi loại 16g; kế huyết đằng, mạch môn, thạch hộc, tang bạch bì mỗi loại 12g; bạch cương tàm 8g; xạ can 6g; cam thảo nam 2g.
Cách dùng: Sắc với 250ml nước đun đến khi còn 150ml chia thành 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc số 2
Thành phần: Sa sâm 16h, hoàng cầm 12g, tang bạch bì 12g, thiên hoa phấn 6g, cát cánh 4g, cam thảo 4g.
Cách dùng: Sắc với 250ml nước, đun đến khi còn 150ml chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối.
Chữa viêm họng bằng bài thuốc dân gian
Thuốc chữa viêm họng bằng dân gian sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Thuốc an toàn với sức khỏe hoàn toàn không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Rất phù hợp trong trường hợp viêm họng nhẹ, cấp tính.
Một số bài thuốc chữa viêm họng bằng thuốc dân gian thường được sử dụng và mang lại hiệu quả tốt có thể kể đến như:
Mật ong có tác dụng tốt trong điều trị viêm họng
– Chữa viêm họng với mật ong: Trong mật ong có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Chữa viêm họng bằng mật ong rất đơn giản, người bệnh có thể hòa mật ong với nước ấm để uống hàng ngày hoặc dùng chung với chanh tươi,…
– Chữa viêm họng bằng tỏi: Trong tỏi có chứa allicin là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, virus rất mạnh. Cách dùng tỏi chữa viêm họng là ngậm 1 tép tươi sống trong miệng từ 5 – phút hoặc nhai nát một nhánh tỏi và uống với nước.
– Chữa viêm họng bằng gừng tươi: Người bệnh có thểđập dập gừng tươi và đun với nước ấm và đường thành trà gừng để uống cũng có tác dụng giảm đau họng, ho rát, ngứa họng,… rất nhanh chóng.
– Chữa viêm họng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm hiệu quả. Khi bị viêm họng chỉ cần thường xuyên ngậm và xúc miệng nước muối hàng ngày, cũng có thể cho hiệu quả trị viêm họng rất tốt.
– Chữa viêm họng bằng quất và mật ong: Quất kết hợp với mật ong vừa có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn vừa giúp tình trạng tổn thương ở cổ họng chóng lành hơn. Cách dùng rất đơn giản có thể uống nước ấm mật ong và quất hoặc hấp cách thủy mật ong và quất để ngậm, ăn.
Khi sử dụng thuốc dân gian chữa viêm họng hiệu quả và tác dụng của thuốc sẽ tương đối cậm, tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Chính vì vậy, nếu chọn phương pháp chữa này người bệnh cần kiên trì dùng thuốc đều đặn trong thời gian dài.
Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng
Để quá trình trị bệnh mang lại hiệu quả tốt, không chỉ hạn chế các triệu chứng của bệnh mà còn điều trị tận gốc căn nguyên, người bệnh cần nhớ rõ một số lưu ý cần thiết trong khi sử dụng các loại thuốc trị viêm họng. Cụ thể là:
– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng, bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.
– Sử dụng thuốc kháng sinh theo kê đơn, liều lượng, thời gian và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu không điều trị triệt để bệnh rất dễ tái phát và phát triển nặng hơn.
– Trường hợp bệnh nặng cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất.
Súc miệng hàng ngày để làm sạch vi khuẩn gây bệnh
– Súc miệng bằng nước muối thường xuyên 2 – 3 lần mỗi ngày
– Nghỉ ngơi điều độ và giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần họng để hạn chế bệnh phát triển.
– Uống nhiều nước ấm mỗi ngày để tránh khô họng và cơ thể mất nước
– Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất khoáng.
– Hạn chế các thực phẩm giàu mỡ, đồ cay nóng, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
– Không tiếp xúc với người mắc bệnh viêm họng, để tránh lây nhiễm.
Viêm họng không phải là một bệnh nguy hiểm, khó điều trị bệnh có thể tự khỏi sau khảng 3 – 5 ngày mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng thuốc trị bệnh viêm họng là cách tốt nhất để điều trị bệnh nhanh chóng, kịp thời. Trong quá trình dùng thuốc, để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân theo đúng phác đổ, chỉ định về liều lượng, thời gian.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!