Bệnh viêm mũi mãn tính ở trẻ em chăm sóc và điều trị thế nào?

Viêm mũi mãn tính ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, nhất là những trẻ dưới 6 tuổi. Khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh viêm mũi mãn tính cha mẹ cảm thấy lo lắng và không biết nên chăm sóc và điều trị như thế nào. Trong khuôn khổ của bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ toàn bộ kiến thức chăm sóc bé bị viêm mũi mãn tính.

>> 5 triệu chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

>> Viêm mũi cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Triệu chứng nhận biết viêm mũi mãn tính ở trẻ em

Ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc cái một, chân tay mỏi mệt, sốt cao là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi mãn tính ở trẻ em. Ở trẻ sơ sinh thường bị tắc bởi lỗ mũi rất nhỏ và chưa có thói quen thở bằng miệng nên thở khó khăn, hốc mũi có nhiều dịch, ứ đọng sung huyết.

Trẻ thường khó bú vì mỗi lần ngậm ti cảm thấy ngạt thở. Mẹ có thể thấy bé tím tái và bỏ bú quấy khóc. Trẻ thường nôn trớ nhiều, đi ngoài và sụt cân nhanh.

Trẻ bị viêm mũi mãn tính thường có biểu hiện hắt hơi, ngạt mũi

Trẻ bị viêm mũi mãn tính thường có biểu hiện hắt hơi, ngạt mũi

Trẻ bị viêm mũi mãn tính thường kéo dài từ 3 – 5 ngày sẽ giảm, nước mũi ít chảy và nhiệt độ trở lại bình thường. Triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy thì có thể tiếp diễn thêm 1 – 2 ngày nữa. Bệnh thường gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, áp xe thành sau họng, viêm phế quản hay viêm tai xương chũm cấp.

Nguyên nhân viêm mũi mãn tính ở trẻ em

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây viêm mũi mãn tính ở trẻ em thường gặp nhất:

  • Trẻ có nguy cơ bị dị ứng, viêm mũi dị ứng: Đa phần những trường hợp mắc bệnh viêm mũi mãn tính là do cơ thể bị dị ứng. Trẻ thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhạy cảm với chất bụi bẩn nên dễ bùng nổ các kháng thể. Từ đó gây hiện tượng kháng viêm, sưng nề tổ chức trong mũi, điếc, hắt hơi, đau đầu…
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như nấm mốc, lông thú, bụi bẩn… Vì vậy, cha mẹ nên chú ý tới môi trường sống xung quanh của bé để tránh được những tác nhân gây bệnh.
  • Do di truyền: Có khoảng 10% trường hợp bị viêm mũi mãn tính do di truyền. Vì vậy, điều trị viêm mũi dị ứng sẽ tránh được những di chứng cho thế hệ sau rất quan trọng.

Cách chăm sóc và điều trị viêm mũi mãn tính ở trẻ em

Việc điều trị viêm mũi mãn tính ở trẻ em cần lưu ý khi sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp cùng với chế độ ăn uống và chăm sóc đầy đủ. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc điều trị viêm mũi mãn tính ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm mũi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bé. Nên dùng những loại thuốc kháng viêm và giảm tình trạng phù nề như: Amitase, Alphachymotrypsine, thuốc corticoid liều duy trì và ngắn ngày…

Giảm triệu chứng đau nhức mũi và sốt bằng các loại thuốc có chứa Paracetamol.

Dùng thuốc điều trị viêm mũi mãn tính cho trẻ

Dùng thuốc điều trị viêm mũi mãn tính cho trẻ

Bổ sung một số loại thuốc chống xung huyết mũi, co mạch như: Xylomethazolin, Oxymethazolin, Naftazolin 0,05-0,1%.

Nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thường thì thuốc chỉ sử dụng trong vòng 10 ngày, nếu không sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi mãn tính

Về chăm sóc cho trẻ bị viêm mũi mãn tính, cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Khi thấy trẻ bị viêm mũi mãn tính, trước hết cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé với nước muối sinh lý. Có thể sử dụng thêm dụng cụ thông mũi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung những chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bé

Bổ sung những chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bé

  • Tránh cho bé tiếp xúc với những tác nhân dễ bụi bẩn từ bên ngoài. Tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể của bé.
  • Bổ sung những chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bé để tăng cường sức đề kháng.
  • Nếu thấy trẻ bị viêm mũi dị ứng mãn tính, cha mẹ nên cho bé đi khám tại những cơ sở y tế uy tín và có chế độ chăm sóc hợp lí nhất. Phòng tránh viêm mũi cho trẻ bằng cách tránh xa khói bụi bẩn, lông thú…

Bệnh viêm mũi mãn tính ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu cha mẹ chủ quan sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, vì vậy nên chú ý theo dõi nếu thấy bé có bất kì dấu hiệu gì bất thường cần đi khám ngay.

XEM THÊM

“Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường có tốt không?”, “Trẻ dưới 10 tuổi có dùng được bài thuốc Đỗ Minh không?”,... là những câu hỏi thời gian gần đây chuyên trang chúng tôi nhận được khá nhiều từ độc giả. Để trả lời những vấn đề đó,mời độc giả tìm đọc TẠI ĐÂY.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo