Bà bầu bị xoang mũi có ảnh hưởng đến thai nhi? Điều trị thế nào cho an toàn?

Bà bầu bị xoang mũi là trường hợp vô cùng nhạy cảm trong điều trị và là điều mà không ai mong muốn. Đối với người bình thường để điều trị dứt điểm viêm xoang đã khó, chăm sóc bà bầu khi mắc bệnh lại càng khó hơn. Vậy căn bệnh này ở mẹ bầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Và làm thế nào để điều trị viêm xoang cho bà bầu an toàn cho cả mẹ và bé?

>> Bà bầu bị viêm xoang có sao không? Cách điều trị an toàn, hiệu quả

>> Bà bầu bị viêm xoang nên làm gì: Cách điều trị và chăm sóc cho mẹ bầu tốt nhất

Người phụ nữ khi mang thai, thể trạng trở nên đặc biệt hơn, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Nếu sức đề kháng yếu sẽ rất dễ mắc phải viêm xoang khi gặp tác nhân gây bệnh.

Dù bị mắc viêm xoang ở trước hay trong thai kỳ việc điều trị cho bà bầu cũng cần cẩn trọng hơn so với các đối tượng khác. Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh cho mẹ, an toàn cho bé là điều mà các mẹ cần lưu tâm.

Bà bầu bị xoang mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị xoang mũi khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Bị xoang mũi khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Bị viêm xoang sẽ gây ra nhiều khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu nhưng tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thì sự ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khác nhau. Bản thân bệnh viêm xoang sẽ không gây nguy hiểm gì cho thai nhi, nhưng trong quá trình điều trị bệnh, việc dùng thuốc sẽ có thể có những ảnh hưởng nhất định đối với bé.

  • Với trường hợp viêm xoang mũi nhẹ với các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt tắc mũi, sốt,… thì việc điều trị sẽ gần như không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trường hợp bệnh nặng phải dùng đến thuốc kháng sinh nặng để giải quyết thì việc nguy hại ít nhiều đến em bé trong bụng là khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, bà bầu bị xoang mũi thường có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường nếu điều trị không đúng cách hay dùng thuốc tùy tiện. Lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lý xoang cũng gây nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Điều trị cho bà bầu bị xoang mũi như thế nào cho an toàn?

Trong giai đoạn thai kỳ, phương pháp điều trị được khuyên dùng cho bà bầu là phương pháp nội khoa và kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý. Điều trị viêm xoang cho đối tượng này thường là sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế triệu chứng và ngăn chặn biến chứng xảy ra.

Dùng thuốc toàn thân

Trong trường hợp viêm xoang mũi mãn tính, bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị toàn thân như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, thuốc giảm đau không steroid, thuốc chống dị ứng, thuốc long đờm,… Các loại thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi bệnh nhân bị viêm xoang mũi cấp nhưng chưa có biến chứng, các loại kháng sinh thường được sử dụng là penicillin tổng hợp dạng amoxicillin. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc từ 7 – 10 ngày. Đặc biệt cần chỉ định của bác sĩ về liều lượng.

Thuốc có thể gây 1 số tác dụng phụ như: Gây dị ứng (sưng họng, phát ban) và bệnh dạ dày.

Bà bầu bị xoang mũi nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Bà bầu bị xoang mũi nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, có rất nhiều loại kháng sinh mới khác mẹ bầu có thể sử dụng. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám để xin chỉ định của bác sĩ.

Thuốc dùng tại chỗ cho bà bầu bị xoang mũi

Các loại thuốc dùng tại chỗ như thuốc xịt, thuốc thông mũi,… có tác dụng tích cực tại vùng bị nhiễm bệnh mà ít gây ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên các loại thuốc này thường được sử dụng đi kèm với các loại kháng sinh toàn thân để cho hiệu quả điều trị nhanh nhất.

Thuốc xịt mũi hiệu quả nhanh bao gồm thuốc pseudophedrine, phenylephrine, naphazoline, chlorzoxazone thường có hiệu quả trong 1 – 3 phút. Vì có hiệu quả nhanh nên chúng rất dễ gây nhờn thuốc. Do vậy, lời khuyên của chuyên gia là chỉ nên dùng thuốc này trong 1 – 3 ngày để giảm triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, các loại thuốc thông mũi đường uống (dạng viên hoặc lỏng) chứa ephedrine hoặc phenylephrine cũng có tác dụng nhanh trong vòng 30 – 60 phút. Thuốc này tuy không gây nhờn thuốc bằng thuốc xịt nhưng bà bầu bị xoang mũi cũng không nên dùng lâu dài.

Nên thận trọng khi dùng các loại thuốc xịt mũi

Nên thận trọng khi dùng các loại thuốc xịt mũi

Để điều trị viêm xoang cấp, có thể cần dùng một hay nhiều loại thuốc. Đối với viêm xoang cấp tái hồi hoặc viêm xoang mạn tính, có thể sử dụng thêm thuốc corticoid xịt mũi để làm giảm triệu chứng. Những thuốc thường được các bác sĩ kê toa là beclomethasone, fluticasone, triamcinolone…

Cả thuốc dạng xịt hay dạng uống đều có tác dụng phụ, có thể kích thích toàn thân hay tăng huyết áp, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, nhìn mờ, nhức đầu… làm ảnh hưởng sức khỏe bà bầu và thai nhi. Do đó, khi bà bầu sử dụng bất cứ loại thuốc nào để trị viêm xoang mũi, cần phải có ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Mẹo chữa trị dân gian an toàn cho bà bầu bị xoang mũi

Ngoài ra, các cách chữa viêm xoang dân gian cũng rất hữu hiệu trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân mà lại an toàn cho bé.

Bạn có thể tự làm dung dịch nhỏ mũi từ những nguyên liệu từ thiên nhiên. Ví dụ như giã hành khô và gừng lấy nước cốt nhỏ mũi hoặc nước cùng tỏi để kháng khuẩn cho mũi.

Hàng ngày, mẹ bầu có thể đun nước lá chanh đã phơi khô để súc miệng và xông mũi bằng tía tô, kinh giới hoặc tinh dầu bạch đàn. Những mẹo nhỏ này có tác dụng ngay và đem lại cảm giác thông thoáng lập tức cho mũi.

Có rất nhiều mẹo chữa dân gian cho bệnh nhân viêm xoang tuy nhiên không phải cách nào cũng phù hợp cho bà bầu, bạn nên cẩn thận lựa chọn cách chữa trị an toàn nhất.

Những lưu ý cho bà bầu khi bị viêm xoang mũi

Giai đoạn mang thai là giai đoạn nhạy cảm đối với người phụ nữ, mắc một bệnh nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. Bệnh viêm xoang dù mới mắc phải cũng sẽ kéo theo những phiền phức như đau đầu, sổ mũi, ngạt mũi, điếc mũi, sốt, cơ thể mệt mỏi,… làm sức khỏe người mẹ ít nhiều giảm sút.

Để bớt mệt mỏi cũng như hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi mau khỏi hơn, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau đây:

Chế độ nghỉ ngơi

Để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, bà bầu bị xoang mũi có thể áp dụng những cách sau:

  • Kê cao gối khi ngủ: dịch nhầy có thể chảy xuống họng theo hướng của trọng lực, giảm sự ứ tắc dịch trong xoang nên sẽ giảm ngạt mũi.
  • Uống nhiều nước: Một điều mà không phải ai cũng biết đó là nước giúp lỏng hóa các dịch nhầy trong xoang và giúp chúng đào thải ra bên ngoài dễ hơn. Vì vậy, bà bầu bị xoang mũi càng nên uống nhiều nước hơn.
  • Rửa mũi thường xuyên và xông hơi nước nóng: giúp làm giảm ngạt mũi và dễ thở hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Không khí đủ độ ẩm sẽ giảm bớt hiện tượng khô mũi, ngạt mũi, khó chịu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, sẽ giúp tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh

Tập thể dục giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, cơ thể sản xuất kháng thể tự nhiên đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh viêm xoang.

Bà bầu mắc viêm xoang mũi nên nghỉ ngơi nhiều giúp nhanh hỏi bệnh

Bà bầu mắc viêm xoang mũi nên nghỉ ngơi nhiều giúp nhanh hỏi bệnh

Chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung vitamin A và C

Một cách hiệu quả để tăng sức đề kháng đó là bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể và tránh những thực phẩm gây kích ứng xoang mũi. Cơ thể suy yếu làm mầm bệnh dễ thâm nhập hơn.

Do đó, bà bầu nên dùng nhiều thực phẩm chứa men vi sinh và giàu kẽm, bổ sung vitamin A và C tăng sức đề kháng của niêm mạc mũi. Nước giúp làm giảm dịch nhầy phòng tránh đờm khuẩn của viêm xoang.

Tránh xa các tác nhân gây kích thích

Thể trạng thay đổi làm phụ nữ mang thai mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh hơn. Cách an toàn là bà bầu nên tránh môi trường khói bụi và độc hại bằng cách đeo khẩu trang ra đường và giữ không khí trong nhà luôn sạch sẽ.

Vệ sinh mũi

Hãy rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày giúp mũi thông thoáng, sạch sẽ, đẩy lùi nguy cơ mắc viêm xoang.

Giai đoạn mang thai quyết định đến sức khỏe của cả mẹ và bé vì vậy cần chủ động phòng tránh bệnh viêm xoang ngay từ đầu. Đối với bà bầu bị xoang mũi cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần chú ý chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ là bệnh sẽ mau chóng khỏi.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo