Bé bị viêm họng khàn tiếng là do đâu? Cha mẹ nên điều trị thế nào?

Bé bị viêm họng khàn tiếng là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Dù có bảo bọc con kỹ như thế nào đi chăng nữa, bé cũng sẽ gặp phải căn bệnh này ít nhất một vài lần trong đời. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Biểu hiện ra sao? Mẹ cần làm gì khi bé bị viêm họng khàn tiếng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

>> Những lưu ý cho cha mẹ khi bé bị viêm họng ho nhiều

>> Triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em có nguy hiểm không? Mẹ phải làm gì?

Tại sao trẻ dễ bị viêm họng khàn tiếng?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm họng khàn tiếng nhất, bởi lẽ:

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp vấn đề viêm họng khàn tiếng

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp vấn đề viêm họng khàn tiếng

  • Sức đề kháng của trẻ còn non nớt, chưa thể hoàn thiện, nên dễ bị sự thay đổi bất ngờ của thời tiết gây ảnh hưởng.
  • Khả năng kháng lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút ở cơ thể trẻ nhỏ còn quá yếu.
  • Cha mẹ thường xem nhẹ những biểu hiện bất thường xuất hiện ở trẻ, không quan tâm, điều trị bệnh viêm họng ở trẻ kịp thời để bệnh nặng hơn, dẫn đến khàn tiếng.

Biểu hiện bé bị viêm họng khàn tiếng

Bé bị viêm họng khàn tiếng là biểu hiện của tình trạng viêm họng cấp. Khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn liên cầu tấn công gây nên viêm họng ở trẻ. Nếu không sớm điều trị bệnh sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên.

Bé bị viêm họng khàn tiếng thường kèm theo sốt, ho, sổ mũi

Bé bị viêm họng khàn tiếng thường kèm theo sốt, ho, sổ mũi

Những biểu hiện bé bị viêm họng khàn tiếng:

  • Sốt cao đến 39 – 40 độ C.
  • Chảy nước mũi, nghẽn mũi do dịch nhày quá nhiều.
  • Các biểu hiện sau đó là bé bị viêm họng thở khò khè, ho, rát họng, khàn tiếng, nếu trẻ sơ sinh chưa thể nói ra tình trạng của mình thì bé sẽ quấy khóc, bỏ bú.
  • Khi đi khám sẽ nhận thấy có mủ trắng bẩn bám tại hốc amiđan.
  • Hai bên hàm nổi hạch, ấn vào sẽ đau.
  • Bạch cầu trong máu tăng cao.

Viêm họng khàn tiếng ở trẻ thường xảy ra từ 3 đến 4 ngày, sau khi được chăm sóc bệnh sẽ giảm dần, tình trạng đau rát họng, khàn tiếng cũng biến mất.

Cách điều trị viêm họng khàn tiếng

Khi thấy bé bị viêm họng khàn tiếng nhiều mẹ liền cho con dùng thuốc. Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ còn rất non nớt, với những căn bệnh thường gặp nếu lạm dụng thuốc tây sẽ dễ gây nên tình trạng nhờn thuốc ở bé, khả năng đề kháng với virus gây bệnh sẽ dần bị yếu đi. Vì vậy sử dụng các mẹo dân gian được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.

1. Cách trị tình trạng bé bị viêm họng khàn tiếng bằng chanh và mật ong

Phụ huynh nên “dụ” bé ngậm một lát chanh có tẩm ít muối. Bởi chanh có tính sát khuẩn rất hiệu quả. Hoặc để chữa viêm họng khàn tiếng cho bé hiệu quả hơn bạn có thể hấp cách thủy vài lát chanh và mật ong, nếu không có mật ong hãy dùng đường để thay thế.

Chữa viêm họng khàn tiếng ở trẻ bằng chanh và mật ong

Chữa viêm họng khàn tiếng ở trẻ bằng chanh và mật ong

Bên cạnh đó, cũng có thể cho trẻ uống nước chanh pha mật ong. Nước chanh vừa cung cấp các vitamin vừa rất tốt trong việc chữa viêm họng khàn tiếng nhanh và hiệu quả.

2. Trị viêm họng khàn tiếng cho trẻ nhỏ bằng gừng tươi

Gừng là một thực phẩm được dân gian tin dùng trong việc điều trị bệnh. Để trị viêm họng khàn tiếng cha mẹ có thể ngâm gừng cùng ít mật ong và bảo bé ngậm, hay cách đơn giản hơn là nấu cháo gừng rồi cho trẻ ăn.

3. Dùng lá húng chanh

Từ lâu húng chanh đã được biết đến là một loại thảo dược giúp sát khuẩn, tiêu đờm vô cùng hiệu quả nên thường được dùng để trị bệnh viêm họng.

Bạn chuẩn bị 10 lá húng chanh và 3 quả quất, cho vào máy xay nhuyễn (nên lấy hạt chanh ra để không bị đắng) sau đó cho vào ít đường phèn rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Mỗi ngày cho trẻ uống hỗn hợp nước húng chanh 2 lần đến khi viêm họng khàn tiếng và các triệu chứng khác khỏi hẳn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về biểu hiện bé bị viêm họng khàn tiếng và một số phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả và an toàn. Các mẹ có thể tham khảo để áp dụng khi cần thiết. Chúc các mẹ thành công!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo