Triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em có nguy hiểm không? Mẹ phải làm gì?

Triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em không còn xa lạ gì với các mẹ nhất là vào các thời điểm giao mùa. Tuy nhiên vẫn rất nhiều phụ huynh bối rối không biết liệu sốt viêm họng có nguy hiểm không, phải làm gì để hạ sốt cho bé đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

>> 5 triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em thường gặp và cách xử lý

>> 6 Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua

Tại sao bé bị sốt khi viêm họng?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng là do vi khuẩn, virus tấn công niêm mạc họng, gây ra viêm nhiễm, tổn thương cho vùng họng. Sốt là hiện tượng tự vệ tự nhiên của cơ thể khi có vi khuẩn, virus tấn công cơ thể.

Sốt là biểu hiện của hệ thống bảo vệ cơ thể đang chiến đấu lại những tác nhân gây viêm nhiễm, xâm nhập cơ thể, giúp cơ thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus.

Vi khuẩn xâm nhập niêm màng họng là nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ

Vi khuẩn xâm nhập niêm màng họng là nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ

Sốt thông thường có thể không gây cho bé nguy hiểm nhưng nếu bé bị sốt cao trên 39 độ C mà không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em như thế nào?

Triệu chứng sốt do viêm họng biểu hiện ra sao?

Thân nhiệt cao hơn mức bình thường: khi kiểm tra bằng nhiệt kế bạn sẽ thấy thân nhiệt ở hậu môn từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn, từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng, từ 37,2 độ C nếu đo ở nách.

Ngoài ra, trẻ còn một số biểu hiện khác như:

  • Bé mệt mỏi, quấy khóc
  • Bé ngủ lơ mơ, thở gấp

Ngay khi có những dấu hiệu trẻ sốt viêm họng trên phụ huynh cần hạ sốt cho bé ngay lập tức, tuyệt đối không được chủ quan khiến bé sốt cao, co giật.

Mẹ cần làm gì khi con bị sốt do viêm họng?

Sốt viêm họng rất thường gặp nhưng nhiều mẹ vẫn rất lúng túng trong việc xử lý hạ sốt, thậm chí có những cách hạ sốt sai cách khiến bệnh của bé ngày một nghiêm trọng hơn. Khi bé bắt đầu sốt, các mẹ nên:

  • Cởi bỏ bớt quần áo, để bé mặc quần áo rộng thoáng, bỏ bớt chăn để giải tỏa bớt nhiệt cho cơ thể.
  • Cho bé uống nhiều nước bởi khi sốt cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước.
  • Để bé nằm nghỉ nơi thông thoáng, không mở điều hòa, cặp nhiệt độ cho bé 4 tiếng/lần để theo dõi thân nhiệt.
  • Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt hai bên háng, hai bên nách và lau khắp người cho trẻ. Tuyệt đối không dùng khăn lạnh bởi nó sẽ gây phản tác dụng và làm bé dễ bị nhiễm lạnh. Nước ấm sẽ làm giãn mạch máu của bé giúp cơ thể mát hơn. Thông thường, bé sẽ hạ sốt trong khoảng 30 – 45 phút sau khi trườm khăn ấm.
  • Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu bé sốt trên 39 độ C. Mẹ có thể cho bé uống Paracetamol đơn chất dạng gói hoặc siro theo đúng liều lượng, từ 10-15 mg/kg/lần. Nếu sau 4 tiếng trẻ vẫn chưa hạ sốt thì tiếp tục cho uống. Tổng liều lượng tối đa không quá 60 mg/kg/ngày.
  • Đưa trẻ đến bệnh viên để được các bác sĩ khám và điều trị theo phác đồ của bệnh viêm họng.

Dùng khăn ấm trườm cho bé để hạ sốt

Dùng khăn ấm trườm cho bé để hạ sốt

Nếu bé bị sốt co giật thì phụ huynh phải tích cực hạ sốt cho bé. Nhưng phải đợi bé qua cơn co giật mới được cho bé uống thuốc hay làm bất cứ việc gì để tránh gây sặc cho bé.

Khi bé co giật, phụ huynh cần để bé nằm nghiêng hoặc bế nghiêng người bé, giữ thẳng đầu để đờm, dãi chảy ra ngoài, không được vuốt hay day ngực bé. Đợi bé hết cơn co giật thì đặt khăn mỏng vào giữa hai hàm răng bé để tránh cơn sau. Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viên ngay lập tức.

Những lưu ý khi hạ sốt cho bé

Khi có những biểu hiện sốt viêm họng ở trẻ, phụ huynh thường lo lắng quá mức, luống cuống mà hay mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến tình trạng bé tệ hơn. Dưới đây là những điều các mẹ nên tránh khi hạ sốt cho con:

  • Không ủ ấm hay mặc quá nhiều quần áo cho trẻ đang sốt
  • Không dùng Aspirin để hạ sốt, nó sẽ gây tổn thương não cho trẻ
  • Không dùng nước đá lạnh để hạ sốt hoặc pha cồn, rượu, dấm vào nước để lau người hạ sốt cho bé

Không cho bé uống 2 loại thuốc hạ sốt cùng nhau

Không cho bé uống 2 loại thuốc hạ sốt cùng nhau

  • Không vỗ vào người bé khi đang co giật, nó sẽ càng kích thích bé co giật nhiều hơn.
  • Không dùng xen kẽ 2 loại thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofel cùng nhau.
  • Không tự chia liều nhét hậu môn để hạ sốt cho bé mà phải làm theo sự chỉ định của bác sĩ

Trên đây là cách xử lý an toàn, hiệu quả khi triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em xuất hiện mà các mẹ cần nằm lòng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ bé thật khỏe mạnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo