Trẻ bị sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi, rất nhiều trẻ bị sưng amidan trong khi các phụ huynh không biết xử lý như thế nào khiến tình trạng bệnh không được cải thiện, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sức đề kháng của bé. Thực chất đây là dấu hiệu của bệnh gì và nên điều trị ra sao?

>> Các biểu hiện viêm amidan ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua!

>> 2 cách chữa viêm amidan ở trẻ em hiệu quả tốt, an toàn cho sức khỏe của bé

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, cháu nhà tôi năm nay 6 tuổi, tôi theo dõi thấy thời gian trở lại đây bé bị sưng amidan, đỏ rát nên cháu rất lười ăn, sợ ăn. Tôi có cho cháu uống thuốc kháng sinh để giảm sưng nhưng bệnh chỉ đỡ được một thời gian, bé hay bị sưng amidan trở lại khiến tôi rất lo lắng.

Xin bác sĩ cho biết có phải cháu đang mắc bệnh gì khác không hay chỉ do thời tiết thay đổi mà amidan bị sưng và cách điều trị như thế nào. Cảm ơn bác sĩ!

Trần Mai (Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến benhtaimuihong.net, đây cũng là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Hiện tại đang là thời điểm mà thời tiết thay đổi, giao mùa, nắng mưa thất thường khiến các bé rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh trong đó có bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh tai mũi họng.

Trẻ bị sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo như mô tả tình trạng bệnh, trẻ bị sưng amidan, amidan đỏ rát, bé lười ăn, sợ ăn là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của bệnh viêm amidan. Đây là căn bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ do các vi khuẩn, virus gây ra.

Trẻ bị sưng amidan là biểu hiện của bệnh viêm amidan

Trẻ bị sưng amidan là biểu hiện của bệnh viêm amidan

Amidan nằm ở cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường hô hấp có chức năng sinh ra các kháng thể chống lại vi khuẩn, virus, ngăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi amidan làm việc quá công suất, cùng với sức đề kháng của cơ thể kém, tác động từ bên ngoài khiến chức năng này suy giảm, vi khuẩn và virus sẽ tấn công ngươc lại amidan khiến nó bị viêm.

Viêm amidan được chia làm 2 giai đoạn: viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính

  • Viêm amidan cấp tính là thể viêm nhẹ khiến amidan của bé bị sưng đỏ, gây cảm giác đau khó chịu. Ở giai đoạn này bệnh rất dễ điều trị và cơ thể cũng sớm hồi phục.
  • Viêm amidan mãn tính là giai đoạn phát triển sau của viêm amidan cấp tính. Nguyên nhân là do viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần, các hố amidan không lưu thông được tích tụ vi khuẩn, viêm nhiễm nặng gây tổn thương cho amidan.

Theo như mô tả của bạn thì rất có thể bé đang dần chuyển sang giai đoạn viêm amidan mãn tính, về mức độ của bệnh thì bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Sưng amidan ở trẻ em điều trị thế nào?

Khi bé bị sưng amidan bạn cần lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và xác định mức độ của bệnh, phương pháp điều trị như thế nào. Khi mắc viêm amidan, bé thường có những triệu chứng khác như: sốt, ho, khó thở, nuốt đau, nuốt vướng, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, có đàm, hàm nổi hạch, miệng khô…

Khi đã xác định được mức độ phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về cách xử lý, điều trị sưng amidan. Cụ thể như sau:

  • Hạ sốt cho bé là điều cần phải làm trước tiên, để cơ thể con ổn định mới có thể điều trị tốt hơn.

Nếu trẻ sốt không vượt quá 38,5 độ C thì chỉ cần cho bé mặc quần áo thông thoáng, chườm khăn ấm khắp cơ thể bé nhất là trán, cổ, nách, bẹn, lòng bàn chân. Chườm ấm liên tục cho đến khi trẻ hạ sốt.

Nếu bé sốt cao 39 – 40 độ thì có thể cho con uống thêm thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định kết hợp với chườm ấm.

Cần hạ sốt ngay cho bé để tránh xảy ra nhiều biến chứng

Cần hạ sốt ngay cho bé để tránh xảy ra nhiều biến chứng

  • Cho trẻ uống một số loại thuốc tiêu viêm, kháng sinh theo sự kê đơn, chỉ định của bác sĩ.
  • Cho bé uống nhiều nước để bé đỡ bị khô miệng, xoa dịu đau đớn cho vòm họng và giúp cơ thể bài tiết các độc tố tốt hơn.
  • Bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bé những thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ đặc biệt là rau xanh, hoa quả để nâng cao sức đề kháng cho bé. Nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như súp, cháo…
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hàng ngày để sát khuẩn, kháng viêm, tiêu việt vi khuẩn, virus còn ẩn náu trong khoang miệng.

Cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

  • Cho con uống thêm một số bài thuốc dân gian để quá trình điều trị hiệu quả hơn như: quất mật ong, trà gừng, trà mật ong, mật ong lá hẹ.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi của bạn. Trẻ bị sưng amidan không thể xem thường và tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, kháng viêm về điều trị mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của bé yêu tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo