Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường hay gặp ở trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Bệnh thường gặp nhất là lúc thời tiết thay đổi. Làm thế nào để đối phó với căn bệnh này ở một đất nước 4 mùa như Việt Nam? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

>> Viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa được không? Cách điều trị bệnh

>> Các dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng và cách xử lý kịp thời

Viêm mũi là một loại bệnh về đường hô hấp điển hình, đặc biệt là bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết. Nó gây cho người bệnh những khó chịu và cả những điều bất lợi trong công việc và cuộc sống. Bài viết sau đây benhtaimuihong.net sẽ chia sẻ cho các bạn một số kiến thức về viêm mũi và cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết nhé!

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một chứng bệnh thường xuyên xảy ra với những người có cơ thể nhạy cảm, hay mẫn cảm với thời tiết, khiến cho cơ thể có những phản ứng bất thưởng khi thời tiết thay đổi gây ra tình trạng viêm mũi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng được phân ra làm 2 loại chính dựa vào thời gian phát sinh của bệnh đó là: Viêm mũi dị ứng có chu kỳ và không có chu kỳ.

Bệnh viêm mũi dị ứng có chu kỳ là tình trạng người bệnh cứ đến một thời điểm nào đó trong năm với đặc điểm thời tiết nhất định thì sẽ bị phát viêm mũi. Còn với trường hợp không có chu kỳ thì bệnh lại không xuất hiện theo từng thời điểm nhất định trong năm mà lại xuất hiện bất chợt và khó xác định.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết

Triệu chứng của căn bệnh này cũng có chung những đặc điểm với chứng viêm mũi dị ứng thông thường:

  • Chảy nước mũi: Người bệnh lúc nào cũng chảy nước mũi tòng tòng, nước mũi trong, luôn phải kè kè chiếc khăn bên cạnh.
  • Ngứa mũi: Thường đi kèm với chảy nước mũi, bạn càng dụi thì nước mũi chảy càng nhiều. Ngứa mũi xảy ra ở cả 2 bên hốc mũi lan xuống xoang hàm, khiến bệnh nhân khó chịu vô cùng.
  • Hắt hơi: Hắt hơi là dấu hiệu phản ứng với thời tiết dễ nhận biết nhất.
  • Ngạt mũi, tắc mũi: Người bệnh không thể thở được hoặc thở rất khó do mũi bị tắc, đôi khi tắc 1 hoặc cả 2 bên, phải thở bằng miệng gây khô miệng, đau họng, khó chịu vô cùng.
  • Xảy ra theo mùa: Như đã nói ở trên, viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra trong mùa lạnh, nhất là lúc giao mùa, kéo dài nửa vài tuần thậm chí vài tháng.
  • Các triệu chứng kèm theo: Hen suyễn, khó thở về đêm, viêm kết mạc, chảy nước mắt…

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết

Các chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết an toàn, hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết rất khó chữa khỏi hẳn được bằng các loại thuốc Tây y mà chúng chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, trong dân gian lại có khá nhiều bài thuốc để chữa loại bệnh này mà nhiều người áp dụng đã khỏi hẳn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết từ các bài thuốc dân gian mà các bạn có thể tham khảo.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng hành ta và gừng tươi

Chuẩn bị: khoảng 4 – 5 củ gừng tươi và khoảng 10 củ hành.

Thực hiện:

  • Bạn đem gừng và hành đi bóc vỏ rồi rửa sạch.
  • Cắt nhỏ tất cả ra rồi đập dập và cho vào nồi nước đun sôi lên, có thể cho thêm một ít giấm ăn để tăng tác dụng của thuốc.
  • Sau đó bạn đổ nước ra một cái bát tô lớn và tiến hành xông mũi.
  • Khi xông bạn chú ý đặt đầu làm sao cho hơi nước bay lên xông thẳng vào mũi để có hiệu quả tốt nhất.

Mỗi ngày bạn nên xông mũi 2 – 3 lần và nếu bạn quyết tâm thực hiện thì khoảng 3 – 5 ngày sau sẽ thấy được tác dụng rõ rệt của thuốc.

Xông mũi bằng gừng trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Xông mũi bằng gừng trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Dùng hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng

Hoa ngũ sắc là một loại cây mọc dại, nhưng với viêm mũi dị ứng thời tiết thì nó lại là một vị thuốc quý.

  • Bạn có thể lấy khoảng 5 – 7 cây hoa ngũ sắc về ngắt lấy hoa và lá, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn.
  • Sau đó chắt lấy nước cho vào một lọ nhỏ dùng để nhỏ mũi mỗi ngày 3 lần.

Kiên trì thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Trị viêm mũi dị ứng bằng hạt rau hẹ

Bài thuốc này cần có hạt rau hẹ và thiên niên kiệu, mỗi loại bạn mua khoảng 30 – 40g.

  • Bạn đem giã nhuyễn các nguyên liệu trên cùng nhau rồi bỏ vào nồi nước đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn có thể lấy ra xông mũi như với gừng và hành ở trên.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết này cũng hiệu quả không kém đâu đấy.

Xem thêm Video: Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Đề phòng tránh căn bệnh này cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, bạn nên lưu ý những điều sau:

– Giữ môi trường sống và làm việc trong lành

– Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lí hằng ngày

– Đeo khẩu trang nơi đông người và nơi môi trường ô nhiễm

– Tránh xa dị nguyên, các chất gây kích thích như: phấn hoa, lông chó mèo…

– Chế độ ăn cho bệnh nhân cũng cần được chú ý:

  • Bổ sung các thực phẩm có tính ấm và kháng viêm như: Gừng, tỏi, hành,…
  • Sử dụng các món: canh táo đỏ, canh gừng, cây dây mướp nấu thịt,…các thực phẩm này vô cùng bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Mong rằng những thông tin trên đây về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo