Xoang hàm trên là gì? Cấu tạo phức tạp nhiều cơ quan, dễ nhiễm bệnh

Xoang hàm trên là gì là từ khóa có lượt tìm kiếm khá cao trên internet. Bởi gần đây căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến nên nhiều người bệnh có nhu cầu tìm hiểu. Hiểu được điều này, benhtaimuihong.net đã tìm đến các chuyên gia để xin giải đáp nhằm cung cấp cho quý bạn đọc thông tin đầy đủ, chính xác nhất về bệnh.

>> Viêm xoang hàm cấp tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao?

>> Sự nguy hiểm của bệnh viêm xoang hàm phải người bệnh cần biết!

Xoang hàm trên là gì?

Xoang hàm trên được hiểu một cách đơn giản nhất là các hốc xoang nằm ở xương hàm trên, sâu bên trong gồm có: xoang hàm, xoang trán và xoang bướm. Các xoang này có mối liên hệ mật thiết với nhau và các nhau bởi một tấm gương mỏng.

Giải phẫu cấu tạo xoang ở hàm trên

Như vậy, chúng ta đã có lời giải đáp cho câu hỏi “xoang hàm trên thuộc vùng nào”. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của vùng xoang hàm trên:

Hình ảnh giải phẫu xoang ở hàm trên

Hình ảnh giải phẫu xoang ở hàm trên

Như đã nói ở trên, xoang hàm trên gồm có 3 xoang, chúng ta lần lượt tìm hiểu các xoang để hiểu hơn về bệnh:

Xoang trán (Sinus frontalis)

Loại xoang này có mức độ phát triển thay đổi. Cấu tạo là hốc hơi có hình tháp ba mặt và một đáy. Cụ thể như sau:

  • Thành trước của xoang dày, tương ứng với vùng lông mày.
  • Thành sau lại mỏng, liên hệ với màng não và qua các lớp màng não liên quan tới thùy trán của đại não.
  • Thành trong là vách gian để ngăn cách xoang trán thành hai bên khác nhau, cho nên nó không đồng nhất nhau về kích thước.
  • Thành dưới chính là đáy của các xoang và có liên hệ mật thiết với hốc mắt và xương sàng.

Đặc biệt, xoang trán được thông với ngách mũi bởi một ống trán – mũi. Ống này có một lỗ mở vào phễu của ngách mũi giữa nằm ngay cực trên của khe bán nguyệt, nhờ vậy mà việc làm thủ thuật thông xoang trán khi bộ phận này bị viêm trở nên dễ dàng hơn.

Xoang bướm – Xoang hàm trên

Hình ảnh vị trí xoang bướm

Hình ảnh vị trí xoang bướm

Xoang bướm có tên khoa học là Sinus sphenoidalis và được nằm ở hai nửa bên của thân xoang bướm. Hai xoang hai bên được ngăn cách nhau bởi một vách rất mỏng. Xoang này khá là quan trọng, bởi vì có liên quan tới hố yên, tuyến yên, tĩnh mạch hang, dây thần kinh sọ số III, IV, VI, yết hầu,…

Thành trước của xoang nhìn vào phần hầu mũi, có một lỗ nhỏ mở thông vào phần này của hầu nhưng bị lấp bởi một màng ngăn niêm mạc và khối xương cuốn giữa che khuất tầm nhìn.

Đây là một trong những xoang hàm trên có kích thước không ổn định, có thể lúc nhỏ, trung bình hoặc lớn tùy từng đối tượng và thời gian.

Xoang hàm (Sinuss maxillaris seu antrum Highmori)

Có vị trí nằm ở trong thân của xương hàm trên và những thành của xoang chỉ là những tấm xương mỏng. Hơn nữa, hình thể của xoang cũng khá giống với hình thể của xương hàm trên. Cụ thể là hình tháp có 4 mặt với một đáy hướng về phía trong.

Xoang hàm là một trong những xoang hàm trên có cấu trúc rất phức tạp

Xoang hàm là một trong những xoang hàm trên có cấu trúc rất phức tạp

  • Thành trước của xoang hàm tương ứng với hố nanh và là thành phẫu thuật.
  • Thành sau và ngoài liên quan tới hố chân bướm – khẩu cái, trong bề dày của thành này có dây thần kinh huyệt răng sau đi vào để chia nhánh tới huyệt răng.
  • Thành trên là nền ổ mắt, ở phía trên có rãnh dưới ổ mắt chạy từ sau ra trước rồi tiếp tục với ống dưới ổ mắt.
  • Thành trong là đáy tháp, tương ứng với thành ngoài của các ngách mũi giữa và dưới và có một lỗ rỗng gọi là lỗ xoang hàm.
  • Ở ngách giữa mũi, lỗ xoang hàm có mỏm móc đi ngang qua và hầu hết đều bị lấn át bởi niêm mạc mũi. Còn ngách mũi dưới, lỗ xoang xoàng bị bịt kín bởi mỏm hàm của xương cuốn dưới và là điểm được chọn để chọc xoang hàm.
  • Bờ trước xoang hàm tương ứng với ống mũi lệ, còn bờ dưới lại liên quan với rễ của hai răng hàm lớn đầu tiên và răng hàm bé thứ hai. Do đó, chúng hay bị ảnh hưởng bởi những bệnh về răng.

Vậy viêm xoang hàm trên là bệnh gì?

Khi xoang hàm, xoang trán hoặc xoang bướm bị các tác nhân gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm trong các hốc xoang, làm niêm mạc mũi bị phù nề, tiết dịch nhầy nhiều,… thì chúng được xếp vào nhóm viêm xoang hàm trên.

Để biết chính xác nguyên nhân cũng như các điều trị thích hợp cho từng dạng viêm xoang hàm trên, người bệnh nên sớm đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn kịp thời.

Khi xuất hiện các dấu hiệu như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, chảy mủ kèm máu… người bệnh nên đi khám vì rất có thể đây là biểu hiện của viêm xoang hàm trên.

Với những chia sẻ về định nghĩa cũng như cấu tạo xoang hàm trên ở phần trên, hy vọng sẽ là nguồn thông tin hữu ích có thể giải đáp được thắc mắc của người bệnh.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo