Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng bệnh thường gặp trong giai đoạn thai kì. Nguyên nhân do phụ nữ mang thai đường có sức đề kháng kém và cơ thể có nhiều thay đổi về sinh lý, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy bệnh có triệu chứng gì, cần điều trị và chăm sóc ra sao? Dưới đây là những thông tin chia sẻ hữu ích mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
>> Bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
>> Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao cho nhanh khỏi, an toàn?
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng khi mang thai
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai ở mỗi người khác nhau, tuy nhiên dấu hiệu điển hình thường gặp như:
- Cơn ho kéo dài dai dẳng
- Hắt xì hơi liên tục
- Ngứa ngáy ở mũi
- Ngạt mũi khó thở
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai là ngạt mũi khó thở.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng ở bà bầu có thể bị đau đầu kết hợp với nghẹt mũi do viêm mũi thai kì gây nên.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai
Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ chính xác được nguyên nhân có bầu bị viêm mũi dị ứng, mà cho rằng tình trạng này là do sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kì.
Khi mang bầu, nhau thai sản xuất một lượng lớn estrogen. Khi estrogen làm tăng sản xuất chất nhầy và gây sổ mũi, nghẹt mũi. Estrogen xuất hiện cũng là tác nhân gây sổ mũi, ngạt mũi và tăng sản xuất chất nhầy, sưng viêm trong mũi và cản trở quá trình thở.
Các tác nhân chính gây viêm mũi dị ứng khi mang thai.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng khi mang thai không nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn. Đặc biệt, viêm mũi thai kì gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi hoặc bệnh làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng tai hoặc gây viêm xoang mãn tính.
Bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính, gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Nhiễm trùng xoang (viêm xoang): Bệnh làm chặn các ống dẫn lưu xoang, gây nhiễm trùng xoang (viêm xoang cấp tính). Những triệu chứng bao gồm đau ở mặt trước của đầu và mặt trên, chảy nước mũi, ngạt mũi, nước mũi đặc và có màu. Nhiễm trùng xoang nặng, người bệnh có thể bị sốt và cảm.
- Đau tai, ù tai và nhiễm trùng tai (viêm tai giữa): Thường gặp khi viêm mũi dị ứng do chất nhờn trong tai và các ống tai, chảy bên trong tai và mặt sau của cổ họng.
- Hen suyễn: Nhiều người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Nếu bị dị ứng bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh hen suyễn. Đối với người đã mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng sẽ làm cho triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
Cách điều trị & chăm sóc viêm mũi dị ứng khi mang thai
Một số loại thuốc mẹ bầu có thể sử dụng để giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kì loại thuốc nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng thuốc nhỏ mũi:
Giúp làm sạch chất nhầy từ đường mũi, giảm cảm giác khó chịu và khó thở. Rửa nước muỗi giúp bôi trơn các niêm mạc trong lỗ mũi và giúp cho mũi hoạt động tốt hơn. Có thể rửa khoang mũi bằng nước muối vô trùng có bán tại hiệu thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo cần hỏi ý kiến bác sĩ và theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
Dùng thuốc nhỏ mũi giúp làm sạch chất nhầy từ đường mũi, giảm cảm giác khó chịu và khó thở.
- Thuốc thông mũi dạng uống:
Việc dùng các loại thuốc thông mũi đường uống cần tránh khi mang bầu, vì sẽ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy, loại thuốc này an toàn và có thể giúp cho phụ nữ mang thai giảm triệu chứng viêm mũi.
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống thuốc thông mũi trong thời kì mang bầu có con với tỷ lệ dị tật bẩm sinh tương đương với dân số nói chung. Mặc dù nghiên cứu như vậy, nhưng các bạn vẫn hết sức lưu ý vì việc uống thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi chăm sóc cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng:
Cách điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai tốt nhất là tự chăm sóc theo hướng dẫn dưới đây:
- Uống nhiều chất lỏng, nhất là các loại nước. Cần tránh đồ uống chứa caffeine, cồn vì đó là chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
- Tăng độ ẩm trong phòng, giúp ngăn chặn mũi bị khô.
- Tránh các chất kích thích trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn…
- Nên kê cao đầu gối khi nằm ngủ.
- Tập luyện thể thao thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng để giảm tình trạng nghẹt mũi.
- Nếu thấy có bất kì triệu chứng bất thường nào, cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Trên đây là thông tin đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, chăm sóc viêm mũi dị ứng khi mang thai. Mong rằng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho việc điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!