Bệnh viêm họng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Viêm họng ở trẻ em là một bệnh lý rất phổ biến. Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này. Viêm họng ở trẻ em có những dạng gì, có gây ra biến chứng gì không. Cha mẹ phải làm gì, điều trị ra sao khi con bị viêm họng? Các cách để phòng ngừa căn bệnh này là gì? Cùng benhtaimuihong.net tìm hiểu ngay sau đây.
>> 5 Triệu chứng viêm họng và cách điều trị ngay tức thời
>> Viêm họng cấp: Các triệu chứng rõ ràng của bệnh và cách điều trị
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ?
Bệnh viêm họng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do virus cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi trẻ mắc các bệnh như sởi và bạch hầu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng.
Virus gây ra bệnh viêm họng phổ biến nhất là khuẩn liên cầu nhóm A, nhưng ở trẻ nhỏ không thường bị mắc bệnh do nhóm vi khuẩn này gây nên.
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng ở trẻ em
Khói thuốc lá, lông động vật, các loại phấn hoa hoặc môi trường không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến họng cũng là các nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ.
Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm họng ở trẻ em
Khi thấy con bạn có những triệu chứng sau thì có khả năng bé đã bị viêm họng:
- Đau cổ họng kéo dài, khó khăn trong việc thở và nuốt thức ăn.
- Cơ thể luôn cảm thấy ớn lạnh và sốt cao.
- Có triệu chứng phát ban khắp cơ thể, đỏ và sưng tấy bên trong cổ họng.
- Nhức đầu, buồn nôn
Các loại viêm họng thường gặp ở trẻ
Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, người ta phân ra 3 loại viêm họng thường gặp ở trẻ em như sau:
-
Viêm họng cấp:
Khi bé bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như: tắc mũi, khàn tiếng, ho khan, bị hạch ở cổ, sưng tấy. Bé bị viêm họng cấp sốt cao, trường hợp nặng hơn thì bé có thể bị sốt lên tới 39 – 40 độ C.
Viêm họng cấp ở trẻ em
Thông thường, khi trẻ bị viêm họng cấp thì triệu chứng chỉ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày và sau đó bệnh giảm dần. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm họng cấp bội nhiễm thì các triệu chứng đó sẽ kéo dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Nếu phát hiện trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi, giữ ấm cho bé cẩn thận, súc miệng thường xuyên cho bé bằng nước muối loãng, chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ…
-
Viêm họng hạt:
Viêm họng hạt ở trẻ là một loại viêm họng mãn tính, dù không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và thường xuyên đau nhức ở họng và khó điều trị. Trẻ bị viêm họng hạt thường có các biểu hiện như: ngứa họng, họng khô rát, mỗi khi ngủ dậy hay khạc ra đờm, họng sưng đỏ và có nhiều đốm trắng ở vòm họng.
Việc điều trị viêm họng hạt ở trẻ nhỏ tương đối khó, vì bệnh này đã trở thành mãn tính. Sử dụng phương pháp đốt điện là một trong những cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em, tuy nhiên với cách này chỉ đốt được những hạt to, vẫn có nguy cơ tái phát lại bệnh như trước.
-
Viêm họng mủ:
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, mặc dù không khó chữa trị, nhưng nếu điều trị sai cách có thể để lại những hậu quả nặng nề. Cũng giống như các bệnh viêm họng nói chung, bệnh viêm họng mủ ở trẻ em có các triệu chứng: đau hay rát họng, nuốt đau, mỗi lần nuốt có cảm giác như có vật ở bên trong họng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và sốt, có mủ bên trong họng, hơi thở có mùi hôi…
Viêm họng mủ ở trẻ em
Đối với bệnh viêm họng mủ ở trẻ em, việc tự ý mua thuốc về chữa trị là cực kì nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị viêm họng cấp ở trẻ em, tốt nhất nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để đảm bảo an toàn.
Biến chứng của viêm họng ở trẻ em
Viêm họng cấp nếu không được điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Nguy hiểm nhất là những trẻ viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) có thể dẫn đến thấp tim, viêm cầu thận cấp. Viêm họng cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ đầu thì cũng rất dễ chuyển thành viêm họng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần gây nhiều khó chịu cho trẻ
Những phương pháp điều trị viêm họng ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm họng, có nhiều cách để điều trị, dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:
Điều trị viêm họng tại nhà cho trẻ:
Để giảm triệu chứng đau họng ở trẻ bạn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối hàng ngày, mút kẹo cứng hoặc ngậm các loại kẹo, thuốc có chứa thành phần làm mát, chống viêm và gây mê.
Trị viêm họng cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian:
Cha mẹ có thể cho bé sử dụng một số bài thuốc dân gian như: mật ong, trà gừng, tỏi ngâm mật ong, các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên khác… để giúp trẻ dần đẩy lùi bệnh.
Một số bị thuốc dân gian trị viêm họng ở trẻ em
Cách chữa theo dân gian rất an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của nó nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Nếu sau 5 ngày mà bệnh của bé không cải thiện, bạn cần chuyển sang chữa cho con bằng các phương pháp khác.
Chữa viêm họng cho bé bằng Đông y:
Phương pháp Đông y cũng là một trong những cách chữa viêm họng an toàn, hiệu quả. Bạn có thể đến các hiệu thuốc Đông y để bốc thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Cũng như phương pháp dân gian, hiệu quả của thuốc Đông y trị viêm họng cho trẻ đến khá chậm và phụ thuộc vào thể trạng của bé. Bạn phải kiên nhẫn thì mới đạt được kết quả.
Chữa trị viêm họng ở trẻ em bằng Tây y:
Đây là một phương pháp phổ biến, được nhiều ông bố bà mẹ sử dụng để chữa bệnh cho con một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, y học không khuyến cáo sử dụng nhiều kháng sinh để chữa viêm họng cho trẻ em. Bởi các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ xấu đến sức khỏe của trẻ.
Trong những trường hợp cần thiết, vẫn nên sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh cho trẻ bởi nếu không, bệnh sẽ tiến triển nhanh và gây ra những biến chứng khó lường.
Kháng sinh trị viêm họng ở trẻ em
Một số loại kháng sinh thường được dùng để chữa viêm họng bao gồm: Penicillin V, Penicillin G benzathin A… Trước khi sử dụng các loại thuốc này cho trẻ, bạn cần xin chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nhất là quá trình và thời gian uống thuốc. Kể cả khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm, nếu không tiếp tục sử dụng hết liều, bé có thể sẽ bị nhờn thuốc kháng sinh. Từ đó, việc điều trị những lần sau của bé sẽ khó khăn hơn.
Những cách phòng ngừa bệnh về họng hiệu quả ở trẻ
Rất nhiều người lầm tưởng các bệnh về họng không lây qua tiếp xúc, nhưng thực tế viêm họng là căn bệnh lây qua đường hô hấp trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thấy ai đó bị viêm họng cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ là không để trẻ tiếp xúc với người bị bệnh và rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng.
Khi trẻ bị viêm họng, bạn nên hạn sự lây lan của vi khuẩn bằng cách hướng dẫn trẻ dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Phòng ngừa viêm họng ở trẻ em
Để phòng ngừa viêm họng cấp, bạn cần:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ dậy vào buổi sáng cho trẻ.
- Nên tắm bằng nước ấm cho trẻ. Khi tắm xong cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch kể cả mùa hè hay mùa đông.
- Không nên cho trẻ ngồi trước máy lạnh hay quạt sau khi tắm xong.
- Luôn giữ ấm vùng cổ cho bé, khi thời tiết lạnh cần quàng khăn kín cổ, đeo khẩu trang cho bé khi đưa bé ra ngoài.
- Tạo cho bé môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
Mong rằng những thông tin trên đây về bệnh viêm họng ở trẻ em sẽ giúp các bạn có những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho bé và gia đình mình. Chúc bạn và cả gia đình luôn có thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm video: Coi chừng viêm họng cấp ở trẻ mùa nóng!
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!