Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em cha mẹ chớ nên xem nhẹ!
Viêm họng mủ ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nếu được điều trị đúng cách ngay từ sớm. Ngược lại, nếu chủ quan để bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Để hiểu hơn về tình trạng bệnh lý này và cách chữa trị hợp lý, bạn nên tham khảo những thông tin dưới đây.
>> Nguyên nhân trẻ bị viêm họng và cách phòng tránh hiệu quả
>> Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm họng mủ là do virus, vi khuẩn xâm nhập vào họng tấn công gây viêm nhiễm và hình thành mủ bên trong. Viêm họng mủ thực chất là một trong những dạng biến thể của viêm họng cấp nếu để kéo dài quá lâu.
Đặc biệt, bệnh viêm họng mủ hầu như chỉ xảy ra ở trẻ em. Bệnh có thể gây tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ là do virus, vi khuẩn tấn công
Nguyên nhân dẫn đến viêm họng mủ ở trẻ chủ yếu là do:
- Thực đơn ăn uống không hợp lý, cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn lạnh, cay nóng.
- Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ khiến cho hệ miễn dịch kém.
- Vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách.
- Môi trường sống không đảm bảo, bị ô nhiễm.
- Không giữ ấm cơ thể trẻ vào ngày lạnh.
- Không chú ý đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ…
Những lý do này gây suy yếu hệ hô hấp của trẻ, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công họng và khiến nó bị viêm.
Việc điều trị viêm họng mủ tương đối dễ dàng nếu được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu để quá lâu hoặc chữa trị sai cách thì bệnh lại tái đi tái lại nhiều lần và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Biểu hiện viêm họng mủ ở trẻ em
Việc nhận biết các dấu hiệu của viêm họng mủ ở trẻ em sẽ giúp cho việc điều trị được tiến hành từ sớm và nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ huynh có thể lưu ý các biểu hiện của trẻ để nhận biết bệnh viêm họng mủ:
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ em
- Ho liên tục: Ở giai đoạn đầu của viêm họng mủ, trẻ thường bị ho liên tục, nhất là về đêm.
- Đau họng: Viêm họng khiến trẻ luôn bị đau, rát họng, nuốt thức ăn hay uống nước đều cảm thấy đau.
- Sốt cao: Khác với viêm họng hạt ở trẻ không gây ra tình trạng sốt, viêm họng mủ sẽ đi kèm hiện tượng sốt cao.
- Hôi miệng: Vì họng của trẻ xuất hiện các nốt mủ nên hơi thở của trẻ sẽ bốc mùi hôi khó chịu.
- Nổi mủ trong họng: Như cái tên của nó, viêm họng mủ thường đi kèm với các dấu hiệu sưng và nổi các nốt mủ trong họng. Đặc biệt, nếu quan sát sẽ thấy đờm có các hạt nhỏ màu trắng, mùi hôi.
Cách điều trị bệnh viêm họng mủ ở trẻ em
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ viêm họng mủ, bạn cần lưu ý:
- Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng, đồ quá lạnh hay quá măn dễ gây tổn thương cho niêm mạc họng.
- Cho trẻ mang những bộ quần áo mềm, thông thoáng, hạ sốt bằng cách chườm khăn; có thể cho bé uống một số loại thuốc hạ sốt thông thường không cần kê đơn. Những ngày trời lạnh nên giữ ấm cơ thể bé, nhất là vùng cổ.
- Rửa sạch khoang mũi họng của trẻ với nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý.
- Đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, bảo vệ đường hô hấp.
Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị viêm họng mủ
Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau 3 – 4 ngày các biểu hiện của viêm họng mủ sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Thế nhưng, nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng không thấy thuyên giảm, tình trạng sốt vẫn kéo dài,… cần đưa trẻ đi thăm khám và chữa trị kịp thời để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.
Viêm họng mủ ở trẻ em vốn là căn bệnh không quá nguy hiểm, chỉ cần phụ huynh chú ý chăm sóc cho bé đúng cách và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, để ngăn ngừa bệnh tốt nhất.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!