Viêm họng loét là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Viêm họng loét là 1 trong 3 dạng viêm họng thường gặp. Đây là căn bệnh mà trẻ em dễ mắc phải. Phát hiện sớm những triệu chứng của căn bệnh này sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Cùng benhtaimuihong.net tìm hiểu thêm về bệnh viêm họng loét qua những thông tin dưới đây.
>> Viêm họng đỏ là bệnh gì? Triệu chứng, phân loại và cách điều trị
>> Viêm họng hạt: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Viêm họng loét là bệnh gì?
Viêm họng loét là 1 trong 3 dạng viêm họng thường gặp (Ngoài ra còn có viêm họng đỏ và viêm họng trắng).
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với hiện tượng họng bị viêm, sưng, đau, trong niêm mạc hầu xuất hiện nhiều nốt loét (có thể trông giống như nốt nhiệt), được phủ bởi 1 lớp màng giả màu vàng xám.
Bệnh khiến trẻ nuốt nước miếng hay thức ăn thấy đau rát, vì thế khi bị bệnh trẻ rất lười ăn, nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến bé sụt cân, suy dinh dưỡng.
Hình ảnh bệnh viêm họng loét
Phân loại các dạng viêm họng loét
Viêm họng loét gồm 4 dạng là Vincent, Ludwig, Duguet và viêm họng loét trong các bệnh về máu.
- Viêm họng loét Vincent
Loại viêm họng loét này thường gặp ở người trẻ tuổi, vị thành niên. Đặc điểm thường thấy là hai loại trực khuẩn hình thoi và xoắn khuẩn phát triển ở niêm mạc hầu. Có thể chẩn đoán viêm họng loét Vincent dễ dàng bằng quan sát dưới kính hiển vi dau khi đã nhuộm Gram.
Khi bị viêm họng loét Vincent thường thì chỉ một bên hầu tổn thương, amidan bị viêm một bên với nhiều nốt loét mềm mại khi sờ vào và thường có màng giả. Nguyên nhân có thể là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Viêm họng loét Ludwig: Người bệnh bị sốt cao, cổ họng bị đau rát, cổ biến dạng.
- Viêm họng loét Duguet: Viêm họng loét Duguet các nốt loét thường tập trung ở một hoặc hai cột màn hầu, nốt loét không đau. Những bệnh nhân thương hàn dễ bị dạng này.
- Viêm họng loét trong các bệnh máu: Những người bị bệnh tăng bạch cầu có nguy cơ cao bị viêm họng loét trong các mạch máu, do bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây ra viêm họng loét
Nguyên nhân chính gây ra viêm họng loét là do nhiễm trùng bởi virus hay vi khuẩn:
- Viêm loét họng chủ yếu là do virus, chiếm khoảng 80%. Các loại virus có khả năng gây bệnh gồm có: Parainfluenza, Rhinovirus, coronavirus, virus adenovirus Virus cúm A và cúm B, herpes simplex (HPV), virus Epstein-Barr (EBV) thường gây ra lở loét lạnh…
- Ngoài ra còn do các loại vi khuẩn khác nhau: Liên cầu, tụ cầu trong đó có liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhất.
Virus Parainfluenza – 1 trong những loại virus gây viêm họng loét
Một số nguyên nhân gián tiếp gây viêm họng loét:
- Chất gây dị ứng và chất kích thích cũng có thể làm cháy các lớp lót ở họng gây viêm loét họng như: Các dung môi hòa tan, thuốc xịt chứa hóa chất, xăng công nghiệp, khói bụi…
- Ngoài ra còn có yếu tố thời tiết, sử dụng điều hòa nhiều, độ lạnh sâu khiến cơ thể chưa thích nghi kịp, da bị khô và dễ bị viêm họng, để lâu sẽ chuyển sang viêm loét họng.
Ngoài ra, các vết loét ở họng có thể do các nguyên nhân như:
- Hóa hoặc xạ trị ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư
- Nhiễm nấm như tưa lưỡi, là một bệnh lý khi bị nhiễm nấm Candiba albicans.
- Nhiễm virus gây ra bệnh tay chân miệng – virus Coxsackie A.
- Các bệnh lý như hội chứng Behcet, tạo điều kiện, hoàn cảnh gây viêm tạo loét ở miệng, bộ phận sinh dục và các cơ quan khác của cơ thể.
- Ung thư
Cách thức chẩn đoán viêm họng loét
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện khám lâm sàng và đánh giá những triệu chứng của người bệnh. Thường các bác sĩ sẽ thực hiện cấy họng, lấy mẫu cấy bằng băng gạc. Đôi khi cần phải xét nghiệm máu và nước tiểu.
Bên cạnh khám lâm sàng, các xét nghiệm khác có thể được chỉ định
Tuy nhiên, việc chẩn đoán chính xác tình trạng loét họng có phải do viêm họng hay không cần dựa trên từng nguyên nhân cụ thể và các xét nghiệm sau đây:
- Chụp X Quang cản quang họng, thực quản, dạ dày: Để đánh giá hẹp thực quản, thoát vị, hoặc những khối bất thường. Người bệnh được cho uống một dung dịch cản quang để khảo sát họng, thực quản và dạ dày.
- Nội soi thực quản: Để đánh giá những bất thường trong thực quản, các bác sĩ sẽ dùng một ống có gắn camera, đèn để quan sát thực quản. Trong quá trình thực hiện có thể sinh thiết và lấy mẫu da để làm giải phẫu bệnh.
- Nội soi hầu họng: Để đánh giá vùng thanh quản và dưới hầu (vùng gặp nhau giữa hầu và thực quản, ở dưới thanh quản), sử dụng ống mềm có camera hoặc gương nhỏ để quan sát.
- Nội soi đường mũi: Đánh giá mũi họng (bao gồm cả thanh quản và hạ hầu), thực quản, khí quản để tìm khối u ung thư.
- Các xét nghiệm hình ảnh khác: Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Trong một vài trường hợp, đặc biệt là khi bác sĩ nghi ngờ ung thư, họ sẽ đề nghị bạn chụp cắt lớp positron (Positron Emission Tomograpgy – PET).
Thực tế, nếu qua khám lâm sàng, các bác sĩ kết luận và viêm họng loét thì người bệnh không cần thực hiện các xét nghiệm trên. Nhưng nếu tình trạng loét họng kèm theo những dấu hiệu khác nghi ngờ là ung thư hoặc các bệnh về dạ dày, thực quản… bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.
Các phương pháp trị viêm họng loét
Để chữa trị tình trạng viêm họng loét, người bệnh có thể phải dùng một số loại thuốc hoặc can thiệp bằng kỹ thuật chuyên sâu. Người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn các phương pháp thích hợp.
Điều trị viêm họng loét bằng phương pháp nội khoa
Các loại thuốc dùng để chữa viêm họng loét bao gồm:
Điều trị viêm họng loét bằng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến nhất
- Các thuốc kháng virus, kháng sinh và kháng nấm: chủ yếu là dùng penicillin
- Thuốc giảm đau, ví dụ như acetaminophen
- Dùng thuốc súc miệng có chứa các chất gây tê cục bộ như lidocaine.
Chữa viêm họng loét bằng ngoại khoa
Điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa tiên tiến (Kỹ thuật JCIC – Plasma nhiệt độ thấp của Mỹ): Áp dụng cho những trường hợp viêm loét họng do các bệnh viêm nhiễm gây ra, khi mà việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.
Ưu điểm của phương pháp JCIC: Thời gian điều trị ngắn, không gây đau đớn, ít chảy máu, phục hồi nhanh, bệnh nhân không cần nằm viện, ngăn ngừa bệnh tái phát… hiệu quả kiểm định đạt 97% chỉ sau một lần điều trị.
Một số phương pháp điều trị tại nhà
Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm họng loét không cần phải dùng đến thuốc mà chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, cẩn trọng trong một số vấn đề về chế độ ăn uống, sinh hoạt là bệnh sẽ tự khắc khỏi. Cụ thể như sau:
- Tránh các loại thức ăn chua hoặc cay hoặc uống thức uống có chứa cồn và hút thuốc lá.
- Ăn các loại thức ăn mềm như: phô mai, khoai tây nghiền và sữa chua.
- Tránh những thức ăn cứng, khô như khoai tây chiên, hạt dẻ và các loại trái cây, rau củ quả sấy khô.
- Ngậm, súc miệng với nước muối mỗi ngày
- Ăn, uống các loại thức ăn, nước uống ấm hoặc nguội
- Ăn sữa chua trước mỗi bữa ăn giúp tạo ra một lớp màng nhầy bảo vệ họng
Sữa chua là một món tốt cho họng và hệ tiêu hóa
- Đảm bảo đủ nước trong suốt một ngày
- Giảm nguy cơ bị trào ngược dịch vị acid dạ dày bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tránh các loại thức ăn có tính acid, kích thích, bao gồm thức ăn được chế biến từ cà chua, cam quýt, bạc hà, và sô cô la.
- Tránh các loại thức ăn lớn, nhiều chất béo trước khi đi ngủ.
- Sử dụng một số bài thuốc dân gian từ mật ong, chanh, quất… để hỗ trợ điều trị viêm họng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào dưới đây:
- Tình trạng đau họng và các triệu chứng khác không giảm đi dù đã uống thuốc
- Không thể ăn uống
- Đau họng kéo dài hơn bình thường
Nếu có các triệu chứng này, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc hôn mê
- Đau đầu, nôn ói, đau cổ hoặc cứng cổ
- Thay đổi tính tình
- Nôn lượng lớn hoặc nôn máu đỏ, chất nôn có màu nâu cà phê
Nếu viêm họng loét đi kèm với 1 trong các triệu chứng trên, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng loét
Có nhiều cách để bạn có thể phòng ngừa bị viêm họng, loét họng, bao gồm:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn, đồ uống lạnh, đồ ăn sống, đồ ăn lên men…
- Cần chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại từ môi trường như: bụi bẩn, khói thuốc, nấm mốc hoặc các chất có thể làm bạn dị ứng như: phấn hoa, lông động vật… để hạn chế tối đa khả năng mắc các bệnh về hô hấp.
- Vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường sống xung quanh sạch sẽ
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi ra ngoài về, vệ sinh răng miệng hàng ngày
Viêm họng loét là một trong thể bệnh rất thường gặp. Do đó, cần phòng ngừa căn bệnh này cho bản thân cũng như gia đình, đặc biệt là những nhà có trẻ em.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!