Viêm họng có lây không? Lây qua đường nào? Làm gì để phòng tránh bệnh?
Viêm họng có lây không là điều mà nhiều người thắc mắc. Đây là một bệnh lý rất thông thường mà ai cũng có thể mắc phải. Khi bị viêm họng, điều mà người bệnh lo sợ đó là việc lây bệnh cho người khác. Thực chất, viêm họng có lây không và lây qua đường nào? Mỗi người cần làm gì để phòng tránh bệnh cũng như sự lây lan của nó? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
>> 5 Triệu chứng viêm họng và cách điều trị ngay tức thời
>> Viêm họng cấp: Các biểu hiện rõ ràng của bệnh và cách đối phó
Viêm họng có lây không?
Viêm họng là bệnh về đường hô hấp thường gặp, có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, đối tượng. Có 2 nguyên nhân chính gây viêm họng là do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng.
- Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do virus (chiếm khoảng 80%) và còn lại là do vi khuẩn.
- Nguyên nhân gián tiếp để chúng tấn công gây bệnh xuất phát từ những thói quen sinh hoạt như: ăn, uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng thường xuyên, sức đề kháng cơ thể yếu, do môi trường ô nhiễm, điều trị viêm xoang mũi không triệt để…
Viêm họng chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra
Chính vì vậy, cũng giống như viêm xoang, viêm mũi, bản chất viêm họng không phải là căn bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm. Bệnh lây lan là do những yếu tố, tác nhân gây viêm họng, ngứa họng, ho lâu ngày ở người bệnh xâm nhập và gây bệnh ở người khác trong cùng môi trường, đặc biệt là những người có tiếp xúc gần gũi.
Viêm họng lây qua đường nào?
Viêm họng có thể lây sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng những con đường khá đơn giản như nước bọt, dịch tiết mũi qua đường hô hấp, không khí. Thậm chí khi hôn hoặc dùng chung thìa, đũa, cốc, chén… đều có thể bị lây hoặc lây bệnh cho người khác.
Chính vì vậy, việc ở chung nơi sống, nơi làm việc, khu vực công cộng… với những người mắc bệnh đều làm tăng khả năng lây bệnh viêm họng.
Việc dùng chung đũa, thìa… sẽ làm cho vi khuẩn bị lây lan qua đường nước bọt
Phòng tránh viêm họng và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh như thế nào?
Để phòng tránh viêm họng, cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị viêm họng, tránh nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường tiếp xúc nước bọt, không khí, dùng chung khẩu trang, dùng chung bàn chải đánh răng…
- Vệ sinh răng, miệng, họng sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày, có thể sử dụng nước muối loãng hay nước muối sinh lý để súc họng nhằm tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh nhân, nơi có nhiều khói bụi, môi trường nhiều vi khuẩn, virus… Từ đó góp phần ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây viêm họng.
- Giữ ấm cơ thể thời điểm giao mùa, tránh cảm lạnh, cảm cúm.
- Đeo khẩu trang cẩn thận khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm và sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm họng.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm họng tấn công
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, không nên ăn, uống đồ quá lạnh hay quá nóng làm tổn thương niêm mạc họng.
- Sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ môi trường sống luôn thoáng đãng, tránh ẩm thấp, nấm mốc, bụi bặm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng của cơ thể để đối phó bệnh tật.
- Khi mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… cần phải điều trị dứt điểm để ngăn ngừa lây lan dẫn đến viêm họng.
Làm gì để bệnh viêm họng không lây lan?
Phương pháp tối ưu nhất để hạn chế lây bệnh cho người khác đó là triệt tiêu mầm bệnh, chữa trị bệnh triệt để, dứt điểm. Người bệnh có thể tham khảo những cách sau:
Loại bỏ từ nguyên nhân gây bệnh
Cần loại bỏ các yếu tố căn nguyên gây bệnh như viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi,..
Người bệnh nên đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để xác định rõ điều này, sau đó tiến hành điều trị các bệnh đó trước. Ngoài ra, cần ngăn chặn ngay những nguyên nhân có thể làm cho viêm họng trở nên nặng hơn đó là môi trường ô nhiễm, chế đố ăn uống không hợp lý, sức đề kháng kém…
Sử dụng các loại thuốc để điều trị
Dựa vào tình trạng bệnh khác nhau mà lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định dùng các thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau… Tuy nhiên các thuốc này cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ về liệu lượng, cách dùng và thời gian uống thuốc.
Áp dụng các bài thuốc dân gian, đông y để trị viêm họng
Viêm họng do virus trong giai đoạn khởi phát có thể dùng các bài thuốc dân gian như: chanh đào ngâm mật ong, trà gừng, tỏi… để điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc trên sẽ có hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Can thiệp bằng kỹ thuật hiện đại
Điều trị viêm họng cấp không quá khó nhưng nếu để bệnh kéo dài chuyển thành mạn tính cần phải nhờ đến những thủ thuật hiện đại như đốt điện, tia laser, kỹ thuật xâm lấn (DNR nhiệt độ thấp)…
Những phương pháp này, có thể điều trị bệnh hiệu quả ở một mức độ nào đó nhưng dễ tái phát, gây đau, chảy máu, vết thương lớn, hồi phục chậm…
Mong rằng những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc viêm họng có lây không và con đường lây lan của bệnh. Hãy bảo vệ bản thân và gia đình để không mắc phải căn bệnh khó chịu này.
Bài đọc thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!