Viêm họng 1 tháng không khỏi do đâu? Người bệnh phải làm sao?

Viêm họng 1 tháng không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này nhanh nhất có thể? Tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời.

>> Viêm họng cấp: Các triệu chứng rõ ràng của bệnh và cách điều trị

>> Viêm họng mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm họng là một trong những bệnh về hô hấp rất thông thường. Mỗi khi thời tiết thay đổi và đặc biệt là trong môi trường ô nhiễm của đô thị ngày nay, số ca mắc viêm họng lại tăng lên đáng kể.

Căn bệnh này gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: họng bị sưng nóng, đau rát, ngứa và ho dai dẳng. Nó khiến cho người bệnh ăn kém, ngủ kém, mệt mỏi, công việc và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Đây không phải là bệnh nan y khó chữa. Nhiều khi, người bệnh chỉ cần mất từ 4 – 5 ngày là “đánh bay” sạch sẽ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gặp trường hợp viêm họng 1 tháng không khỏi, viêm họng 3 tháng không khỏi mà không biết làm thế nào để hết bệnh.

Viêm họng là một bệnh lý rất thông thường

Viêm họng là một bệnh lý rất thông thường

Những thông tin dưới đây mong rằng sẽ phần nào giúp cho bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng dai dẳng ấy.

Lý do khiến viêm họng dai dẳng mãi không khỏi, tái phát nhiều lần

Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh viêm họng của bạn điều trị mãi mà không khỏi. Có những nguyên do người bệnh thường không bao giờ nghĩ tới, dẫn đến việc điều trị không “trúng đích” và bệnh cứ thế dai dẳng. Cụ thể những lý do đó như sau:

Do niêm mạc họng yếu, sức đề kháng kém

Việc niêm mạc họng yếu và sức đề kháng giảm sẽ khiến cho cơ thể dễ bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công. Niêm mạc họng rất dễ tổn thương dù chỉ tiếp xúc một chút với không khí ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, nước đá hay thay đổi thời tiết…

Khi bộ phận này bị suy yếu lại càng dễ dàng cho virus, nấm, vi khuẩn tấn công làm tái phát viêm họng gây ra hiện tượng họng sưng, viêm, ngứa, rát, khô, ho nhiều, khó nuốt. Một số trường hợp có thể bị tái phát ngay thể cấp tính gây sốt cao.

Sức đề kháng của cơ thể lại kém nên không thể nào chống chọi lại được các tác nhân gây bệnh. Hậu quả là viêm họng cứ thế tái phát nhiều lần không thể chữa khỏi.

Sức đề kháng kém là một trong những nguyên nhân khiến viêm họng dai dẳng không khỏi

Sức đề kháng kém là một trong những nguyên nhân khiến viêm họng dai dẳng không khỏi

Do người bệnh dùng thuốc sai cách

Đa số người bệnh lại dùng kháng sinh để điều trị, tuy bệnh có thuyên giảm nhưng lại tái phát rất nhanh do:

  • Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng nhiều với nấm, virus.
  • Lạm dụng kháng sinh (ngay cả trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn) sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc: sử dụng kháng sinh cũ không đỡ hay phải dùng với liều cao hơn, thay loại kháng sinh nặng hơn mới đỡ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng trong khi niêm mạc họng còn yếu, chưa phục hồi hẳn nên bệnh tái phát nhanh hơn.

Do thói quen của người bệnh

Viêm họng gây ra tình trạng ngứa và rát cổ vô cùng. Cũng vì thế mà nó khiến cho người bệnh dễ bị ho.

Nếu ho quá nhiều cộng thêm việc cố khạc nhổ, các mao mạch trong họng sẽ bị căng lên và dễ rách vỡ dẫn đến niêm mạc họng sẽ tổn thương nặng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm lấn.

Ho và khạc nhổ nhiều sẽ khiến niêm mạc họng tổn thương

Ho và khạc nhổ nhiều sẽ khiến niêm mạc họng tổn thương

Do viêm họng là triệu chứng của các bệnh lý khác

Nếu như đã điều trị đúng cách mà viêm họng vẫn không khỏi, người bênh cần tính đến các trường hợp khác, khi viêm họng chỉ là một trong những triệu chứng của các bệnh sau đây:

  • Trào ngược dạ dày:

Nếu thấy có biểu hiện ăn uống đầy hơi, ợ chua, buồn nôn khi đánh răng, nóng rát cổ họng, ho nhiều về đêm… người bệnh cần đi khám xem có bị trào ngược dạ dày không.

Có thể chính tình trạng trào ngược dạ dày mới gây ra bệnh viêm họng của bạn. Nếu muốn triệt để chấm dứt viêm họng thì việc điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày là rất cần thiết.

  • Viêm xoang:

Nếu bị viêm xoang có nước mũi chảy xuống họng, nên mua bình rửa để hút nước mũi ra ngoài. Tạo thói quen hỉ mũi ra ngoài bằng đường mũi, không nuốt dịch xuống họng. Từ đó, khắc phục cả tình trạng viêm xoang lẫn viêm họng hiệu quả.

Viêm họng 1 tháng không khỏi có sao không?

Ban đầu: Niêm mạc họng bị tổn thương thường xuyên khiến người bệnh luôn luôn cảm thấy ngứa rát, sưng đau, vướng họng, ho khan hoặc ho có đờm, khạc nhổ nhiều gây mất vệ sinh, đau đớn khi ăn uống, nói chuyện, gây tâm lý e ngại, mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện, chất lượng công việc giảm sút.

Lâu ngày: Bệnh sẽ gây viêm họng hạt, viêm họng teo với những cơn đau họng dai dẳng, điều trị rất tốn kém nhưng hiệu quả không cao.

Viêm họng hạt sẽ khó điều trị hơn viêm họng cấp rất nhiều

Viêm họng hạt sẽ khó điều trị hơn viêm họng cấp rất nhiều

Làm gì để khắc phục tình trạng viêm họng lâu ngày không khỏi?

Khi bị viêm họng lâu ngày, người bệnh không thể chỉ dựa vào thuốc mà có thể khỏi bệnh được. Đây là lúc cần có sự phối hợp của tổng hòa nhiều phương pháp, không chỉ có thuốc mà còn là chế độ ăn uống, sinh hoạt thật hợp lý để bệnh dần được khắc phục.

Thay đổi thói quen sống và sinh hoạt

Điều đầu tiên cần ưu tiên đó là chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống hàng ngày. Đây là những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi và cải thiện của bệnh.

– Về chế độ ăn uống:

  • Cần tuyệt đối tránh xa đồ ăn hoặc đồ uống quá nóng/ quá lạnh, đồ chua, cay, dầu mỡ, những đồ ăn sống; “từ biệt” rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Ít nhất là cho đến khi bạn khỏi bệnh, hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm nói trên.
  • Hãy ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ ăn cân đối, tăng cường rau xanh, hoa quả, trái cây.
  • Không được nằm ngay sau khi ăn để tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch dạ dày lên họng gây nóng cổ, viêm họng. Chỉ nên nằm sau khi ăn 2 giờ. Không được ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng.

Người bệnh cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Người bệnh cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

– Về chế độ sinh hoạt:

  • Hãy học hành, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Cần ngủ đủ giấc (7 giờ/ đêm), không thức quá khuya.
  • Không nằm ngủ hoặc lao động, học tập quá lâu (trên 2h trong phòng máy lạnh). Phòng điều hòa chỉ nên để nhiệt độ trên 27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ. Nên có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người bệnh.

– Về chế độ luyện tập: Nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, cho cơ thể ra mồi hôi cũng như tăng cường sức đề kháng, giúp bạn chống đỡ được với bệnh tật. Cần chú ý tập luyện trong nhà hoặc những nơi có không khí trong lành, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.

– Về tâm lý: Không nên quá lo lắng về bệnh tật. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học tập thì nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tìm cách giải quyết.

Lưu ý việc sử dụng thuốc để chữa viêm họng 1 tháng không khỏi

Người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:

  • Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ cần đánh răng hàng ngày sau ăn là đủ.
  • Nếu bệnh dạ dày chưa ổn định, vẫn còn đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
  • Nội soi mũi, vòm họng để kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.

Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Một số loại thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm họng kéo dài: Người bệnh cần uống các thuốc sau đây 1 tuần:

  • Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
  • Decontractyl 250 mg, ngày 6 viên chia 3 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Stilnox 10mg, 2 viên/ ngày
  • Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng tái phát

Sau khi đẩy lùi được bệnh, hãy tuân thủ một số điều dưới đây để viêm họng không quay lại:

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây tổn thương cho niêm mạc họng như khói bụi, nước đá, rượu bia…
  • Vệ sinh sạch miệng, họng, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Mùa hè tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Mùa đông cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng.
  • Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng.
  • Khi mắc các bệnh lý như: viêm mũi, viêm xoang, viêm miệng, viêm tai… cần điều trị triệt để, tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm liên tục.
  • Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Trong trường hợp bệnh mới khởi phát nên dùng thuốc Đông y hoặc dân gian để điều trị.

Viêm họng 1 tháng trở lên chắc chắn sẽ gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Chính vì vậy, phải điều trị và áp dụng đúng phương pháp thì bệnh mới có thể khỏi được. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Chữa viêm họng bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường tốt không? Giá bao nhiêu? Để giúp quý độc giả gỡ rối, benhtaimuihong xin cung cấp thông tin để mọi người tham khảo và đưa ra quyết định chữa trị viêm họng, đúng đắn, kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo