Viêm amidan cấp có nguy hiểm không? Không điều trị có khỏi không?

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Đây là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Chính vì vậy, hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh là việc làm cần thiết để phòng ngừa cũng như điều trị sớm, dứt điểm bệnh. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về những hiểm nguy mà người bị viêm amidan cấp có thể gặp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

>> Viêm amidan hốc mủ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

>> Cách điều trị viêm amidan cấp nhanh chóng, dứt điểm

Một số điều cần biết về viêm amidan cấp

Theo các nghiên cứu y khoa, cứ 10 người sẽ có từ 6 – 7 người đã hoặc đang mắc viêm amidan. Thực chất, viêm amidan là hiện tượng nhiễm khuẩn, tổn thương, viêm nhiễm tuyến amidan.

Bệnh do 2 nguyên nhân chính gây ra đó là vi khuẩn hoặc virus. Khoảng 70% các trường hợp viêm amidan là do virus. Viêm amidan được chia làm hai dạng chính là: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.

Bệnh có nhiều cách để điều trị như: Dùng thuốc tây y, đông y, dân gian, áp dụng các bài xoa bóp bấm huyệt. Trường hợp xấu nhất có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật cắt amidan.

Trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể phải cắt bỏ amidan

Trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể phải cắt bỏ amidan

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi chẳng may mắc phải căn bệnh phiền toái này. Viêm amidan như đã đề cập, là một bệnh lý thường gặp. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng đồng thời cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm amidan cấp thực tế không nguy hiểm. Đây chỉ là giai đoạn bệnh mới khởi phát. Người bệnh hoàn toàn có thể đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.

Thậm chí, chỉ cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng một vài bài thuốc dân gian là có thể đánh bay viêm amidan do virus.

Viêm amidan cấp do virus không quá nguy hiểm

Viêm amidan cấp do virus không quá nguy hiểm

Đối với viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn thì khó trị hơn, nhưng cũng không phải là quá nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần dùng kháng sinh và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ là bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa hiệu quả.

Vậy viêm amidan cấp không điều trị có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, nếu viêm amidan do virus gây ra, người bệnh không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc tây mà có thể áp dụng mẹo dân gian và một số phương pháp đơn giản khác để hết bệnh.

Nhưng nếu viêm amidan do vi khuẩn gây ra, việc không tích cực điều trị hoặc chữa không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm. Cụ thể là: biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân.

Biến chứng tại chỗ

  • Viêm tấy và áp – xe quanh amidan: Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng họng và quanh amidan, cơn đau có thể lan lên tai, nuốt đau, không nuốt được nước bọt tiết ra nhiều, há miệng khó khăn.
  • Bệnh tinh hồng nhiệt: Do độc tố của liên cầu trùng gây viêm amidan khiến bệnh nhân bị nổi ban, nổi hạch, đau họng, họng đỏ, sốt cao, nhức đầu, ói mửa, amidan sưng to, lưỡi đỏ, tim đập nhanh,…

Biến chứng kế cận

Các biến chứng tại chỗ lâu dần có thế gây các biến chứng kế cận như: viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…

Viêm amidan có thể gây biến chứng thành viêm tai giữa rất nguy hiểm

Viêm amidan có thể gây biến chứng thành viêm tai giữa rất nguy hiểm

Biến chứng toàn thân

Một số biến chứng toàn thân sau đây rất nguy hiểm, đặc biệt khi người bệnh mắc viêm amidan cấp do liên cầu tan huyết nhóm A:

  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm khớp cấp: Bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau ở các khớp cổ tay, ngón tay, đầu gối, ngón chân, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Biến chứng viêm khớp cấp do viêm amidan thường dẫn đến bệnh lý ở màng tim, thấp tim rất nguy hiểm.
  • Viêm cầu thận: Tỷ lệ viêm cầu thận biến chứng do viêm amidan cấp khoảng 24% và có thể nhanh chóng chuyển thành viêm thận cấp, suy thận ngay sau đó. Biểu hiện là tình trạng bệnh nhân bị phù chân, phù mặt, nhất là sau khi ngủ dậy.

Như vậy, viêm amidan cấp có nguy hiểm không chắc hẳn người bệnh đã có câu trả lời. Hãy phòng ngừa và điều trị bệnh triệt để nếu chẳng may mắc phải để không gặp những biến chứng khó lường nói trên của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo