Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm cha mẹ nên xử lí như thế nào?
“Chào bác sĩ, bé nhà em được hơn 15 ngày tuổi, sinh đủ tháng và nặng 4kg. Khoảng 2 – 3 ngày hôm nay thời tiết lạnh cháu bị nghẹt mũi, ho và có đờm ở cổ vào buổi tối. Ban ngày cháu không bị và vẫn bú ngoan. Em có dùng nước muối sinh lí nhưng không thấy đỡ, mong được bác sĩ tư vấn giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm điều trị thế nào, có cần đưa cháu tới bệnh viện không. Em xin cám ơn!” (Vân Anh – Nam Định)
>> Trẻ bị ngạt mũi về đêm do đâu và cách chữa dứt điểm?
>> Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Bạn Vân Anh thân mến, như bạn đã chia sẻ, bé nhà bạn có triệu chứng ngạt mũi, ho và kèm theo đờm. Trong trường hợp này, để dứt điểm tình trạng của bé, bạn cần điều trị ho có đờm kết hợp với ngạt mũi cho bé, một số bài thuốc dân gian dưới đây có thể mang lại hiệu quả điều trị rất tốt, các mẹ có thể áp dụng:
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm
Có nhiều nguyên nhân gây ngạt mũi có đờm ở trẻ sơ sinh như: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm họng… Mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, như bạn chia sẻ, bé nhà bạn bị ngạt mũi có đờm do thay đổi thời tiết, vậy bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:
Một số bài thuốc dân gian chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh
Với ho có đờm, nếu cổ họng tăng tiết chất nhầy sẽ khiến bé ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng tới quá trình hô hấp. Khi ho nhiều bé sẽ bị đau họng, khó thở và nôn trớ, lười bú mẹ. Một số mẹo thường dùng cho tác dụng rất tốt như:
- Uống tắc chưng đường phèn: Lấy 2 – 3 trái tắc (quất) còn xanh, bỏ hạt, rồi cắt thành từng miếng nhỏ cho vào chén cùng với một ít đường phèn. Sau đó, hấp cách thuỷ khoảng 15 – 20 phút, cho bé uống sau khi để nguội với liều dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cafe.
Uống tắc chưng đường phèn trị ho ngạt mũi cho trẻ.
- Chanh đào: Công dụng trị ho có đờm với những bé dưới 1 tuổi rất hiệu quả. Để thực hiện, bạn rửa sạch 2 quả chanh đào rồi xắt thành từng miếng mỏng, hấp cách thuỷ khoảng 15 phút rồi cho đường phèn vào. Liều dùng cho trẻ uống 1 muỗng/lần, 3 lần/ngày.
- Sử dụng củ nén: Loại củ này có nhiều ở miền Trung, với tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, kháng sinh, sát trùng đường hô hấp, chống viêm ho. Lấy 10 củ nén, rượu trắng và một ít đường phèn. Giã nhuyễn củ nén cho thêm đường phèn vào. Đun cách thuỷ cô đặc còn khoảng 5 muỗng cho trẻ uống.
Điều trị ngạt mũi có đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm thường do virus, thay đổi thời tiết gây nên, với tần suất trung bình 1 lần/tháng hoặc 10 – 12 lần/năm. Mỗi đợt cảm lạnh có thể kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Để khắc phục tình trạng này bạn có tham khảo một số cách sau:
- Dùng nước muối sinh lý: Rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý, nếu thấy nước mũi đặc dính nhiều có thể hút ở cánh mũi với dụng cụ hút mũi.
Nhỏ nước muối sinh lí hàng ngày cho trẻ để mũi được thông thoáng
- Sử dụng dầu ô-liu: Bôi dầu ô-liu vào bên trong lỗ mũi của bé, giúp hỗ trợ niêm mạch mũi, trẻ sẽ không còn bị sổ mũi, ngạt mũi và làm sạch vi khuẩn ra ngoài.
- Dùng sữa mẹ: Hút sữa mẹ rồi nhỏ trực tiếp vào lỗ mũi của bé, nhỏ 2 – 3 lần/ ngày trước khi bé đi ngủ. Sau khi thực hiện 4 – 5 ngày trẻ sẽ bớt nghẹt mũi.
- Trà gừng loãng: Nếu như trẻ liếm phải một phần nước mũi hay hít ngược xuống họng sẽ bị chướng bụng. Trong trường hợp này bạn có thể pha nước trà gừng cho bé uống, có thể cho thêm chút mật ong cho bé dễ uống.
Pha nước trà gừng cho bé uống trị ngạt mũi có đờm.
Lưu ý, nếu thấy bé bị sốt cao trên 38,5 độ, cơ thể khó chịu, lười bú hoặc bị mất nước trong 1 tuần, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Phòng bệnh trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm
Việc phòng bệnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh rất tốt. Do đó, nếu thấy trẻ có triệu chứng cảm cúm cần cho bé ăn các loại giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng. Cùng với đó cần vệ sinh nhà cửa luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm và ho, trẻ sẽ sớm khoẻ nếu như bạn áp dụng đúng cách điều trị ở trên.
Mong rằng với những tư vấn ở trên về cách chữa trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có đờm sẽ giúp bạn Vân Anh yên tâm hơn khi chữa cho bé. Nếu sau khi áp dụng không có hiệu quả, tình trạng ho, có đờm và ngạt mũi của bé nặng hơn cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi nhé.
Bài đọc thêm
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!