Trẻ bị sổ mũi: Nguyên nhân và cách xử lý kịp thời cha mẹ nên biết

Trẻ bị sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến, thường là không nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng sổ mũi lại khiến trẻ nhỏ bị khó chịu, ngạt mũi và quấy khóc nên các bậc phụ huynh rất lo lắng, không biết phải làm sao. Vậy những nguyên nhân nào gây sổ mũi và bố mẹ cần làm gì để giảm bớt sự khó chịu, trị dứt điểm sổ mũi cho bé?

>> Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi lâu ngày và cách điều trị

>> Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do đâu? Mẹ cần xử lý như thế nào?

Nguyên nhân khiến trẻ em bị sổ mũi

Trẻ sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý về đường hô hấp và diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị sổ mũi không được điều trị tốt, đúng cách khiến bệnh phát triển và diễn biến nặng, khó điều trị.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, mỗi người nguyên sẽ có những cách điều trị khác nhau để ngăn ngừa tận gốc bệnh, hạn chế tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nguyên nhân thường gặp là:

Bé bị sổ mũi do không khí khô

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh khá nhạy nên khi tiếp xúc với không khí khô sẽ làm bé hay bị sổ mũi. Đặc biệt là vào mùa đông thời tiết hanh khô, trẻ rất dễ bị sổ mũi, ho hoặc khi sử dụng điều hòa nhiều khiến không khí bị khô. Do đó, khi sử dụng điều hòa hoặc thời tiết hanh khô mẹ có thể dùng máy bốc hơi nước trong phòng của trẻ để tăng độ ẩm của phòng.

Trẻ nhỏ bị sổ mũi vì chất gây dị ứng

Niêm mạc mũi của trẻ nhỏ rất mỏng nên khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng sẽ dẫn đến việc bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Các chất gây kích ứng thường là gió, bụi, khói thuốc lá, sữa, lông động vật,…

Bé sơ sinh bị sổ mũi do cảm

Đường hô hấp bị nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi ở trẻ em. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành nên sễ bị cảm lạnh, cảm cúm.

Khóc quá nhiều là nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ

Khóc quá nhiều là nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ

Đặc biệt, với những trẻ sơ sinh bị cảm sổ mũi mẹ cần điều trị ngay cho con, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn sẽ rất khó chữa và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự phát triển của bé.

Bé khóc nhiều

Khi khóc, nước mắt của trẻ nhỏ sẽ chảy ra từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi. Lúc này, nước mắt kết hợp với dịch nhầy trong mũi khiến bé bị chảy nước mũi.

Thay đổi thời tiết bé sổ mũi nhiều

Thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh là nguyên nhân bé hay bị sổ mũi. Nhất là khi trời lạnh, mũi của bé phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi.

Để sưởi ấm cho luồng không khí tránh làm tổn hại đến phổi, các mạch máu nhỏ trong lỗ mũi sẽ giãn nở khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn. Kết quả là trẻ bị sổ mũi xanh

Bé bị viêm mũi

Nếu bé bị sổ mũi đục mà không kèm theo dấu hiệu bị sốt, bị cảm hoặc không phải sau khi bé khóc bạn nên đưa bé đi khám. Bởi vì, trường hợp này khả năng bé bị viêm mũi là rất cao.

  • Viêm mũi nhẹ 

Trường hợp này bé có thể không cần uống thuốc, khoảng 3 – 4 ngày sau là khoẻ nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh mũi.

 Nếu trẻ bị sổ mũi xanh nhiều ngày không khỏi cần đưa đi khám ngay

Nếu trẻ bị sổ mũi xanh nhiều ngày không khỏi cần đưa đi khám ngay

  • Viêm mũi nặng

Nếu bị viêm mũi nặng, thì trẻ sổ mũi nhiều hoặc trẻ bị sổ mũi đặc, trẻ sổ mũi xanh liên tục,… có thể kèm ho là dấu hiệu viêm phổi. Cho nên, bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay, tránh trường hợp tự ý chữa trị làm bệnh tình nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khoẻ trẻ nhỏ.

Cách xử lý kịp thời, tốt nhất khi trẻ bị sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi chảy nước mũi có màu trắng trong, biện pháp xử lý ban đầu tại nhà tốt nhất, an toàn nhất là rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

Rửa mũi cho trẻ bị sổ mũi các mẹ thực hiện theo các bước sau đây:

  • Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra phía sau.
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào 2 bên mũi của bé. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 – 3 giọt. Trẻ lớn hơn thì nhỏ 4 – 5 giọt. Khi có triệu chứng thuyên giảm, có thể nhỏ nước muối ít hơn.
  • Để khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng đờm, dịch nhầy đọng trong hốc mũi.

 Bé sơ sinh bị sổ mũi nên dùng nước muối sinh lý để khắc phục bệnh

Bé sơ sinh bị sổ mũi nên dùng nước muối sinh lý để khắc phục bệnh

  • Làm sạch hốc mũi: Khi dịch đờm loãng, bạn có thể hướng dẫn bé xì mũi để đẩy đờm ra khỏi mũi giúp mũi thông thoáng, sạch sẽ. Còn đối với trẻ nhỏ không tự xì mũi được thì có thể sử dụng máy hút mũi. Tuyệt đối không được dùng miệng để hút mũi cho bé, vì như vậy sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

Lưu ý, để đạt được hiệu quả sớm nhất như mong muốn, bạn nên giúp bé nhỏ mũi ngày 4 lần. Với những trường hợp bé sổ mũi đặc, mũi xanh nhiều lần thì có thể thực hiện nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh biết cách xử lý khi trẻ bị sổ mũi. Nếu nước mũi chuyển sang màu vàng xanh thì phải đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc phù hợp, an toàn hơn.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo