Trẻ 4 tháng bị nghẹt mũi do đâu và cách điều trị dứt điểm?

Tình trạng trẻ 4 tháng bị nghẹt mũi khá thường gặp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Có nhiều nguyên nhân gây ho, nghẹt mũi ở trẻ. Cha mẹ cần sớm theo dõi những triệu chứng này của con để có thể điều trị sớm nhất, tránh để lâu ngày ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

>> Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài do đâu và cách chữa hiệu quả, an toàn?

>> Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để bé nhanh hết bệnh?

Trẻ 4 tháng bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào?

Hầu hết trẻ 4 tháng bị nghẹt mũi thường là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, điển hình phải kể tới những căn bệnh như:

  • Cảm lạnh: Trẻ rất dễ bị cảm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi bị cảm lạnh trẻ sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho và có thể sốt nhẹ hoặc không.

Trẻ rất dễ bị cảm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách.

Trẻ rất dễ bị cảm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách

  • Cảm cúm: Vì hệ miễn dịch cũng như các cơ quan của trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị virus cúm tấn công. Nhất là khi trong gia đình có người bị cảm cúm thì trẻ rất dễ lây bệnh. Bệnh khiến cho trẻ rét run, mệt mỏi, nôn trớ và hay quấy khóc.
  • Viêm họng mũi cấp, viêm mũi dị ứng: Thường gặp do Hemophilus Influenza, phế, cầu, liên cầu, virus,…
  • Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi: Trẻ bị ngạt mũi, ho kèm theo dấu hiệu thở nhanh, sốt cao, ngực đập mạnh, rối loạn nhịp thở, lười bú…
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh như: Phì đại lưỡi bẩm sinh, mềm sụn thanh quản, hẹp lỗ mũi, thiểu sản xương hàm dưới… khiến cho đường thở tăng tiết, ứ đọng dịch gây tắc mũi, sổ mũi và thậm chí là suy hô hấp ngay từ khi mới sinh.

Chính vì vậy, cha mẹ cần sớm nhận diện được đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng ho, ngạt mũi ở trẻ 4 tháng tuổi và có hướng điều trị phù hợp.

Cần làm gì khi trẻ 4 tháng bị nghẹt mũi?

Nếu trẻ 4 tháng tuổi bị ngạt mũi, khó chịu ở mức độ nhẹ thì cha mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý đơn giản tại nhà dưới đây:

Tăng cường cho trẻ bú mẹ

Với những trẻ 4 tháng tuổi thì nguồn sữa mẹ vẫn là liều thuốc giàu dinh dưỡng nhất, dùng sữa mẹ có thể giúp họng của trẻ được dịu. Do đó, nếu thấy trẻ bị ho kèm ngạt mũi nên cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường để tăng lượng chất lỏng trong cơ thể và đẩy lùi vi khuẩn ra bên ngoài.

Trẻ bị ho kèm ngạt mũi, mẹ nên cho bú nhiều hơn so với bình thường

Trẻ bị ho kèm ngạt mũi, mẹ nên cho bú nhiều hơn so với bình thường

Vệ sinh sạch sẽ mũi họng cho bé

Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hàng ngày cho bé, giúp làm loãng dịch nhầy và giúp đào thải rỉ mũi và mầm bệnh ra ngoài. Không chỉ vậy dùng nước muối sinh lý còn giúp cho đường thở của trẻ được thông thoáng, giúp bé dễ chịu và bú mẹ ngoan hơn.

Giữ ấm cho trẻ và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Khi bị ốm trẻ sức đề kháng của trẻ bị suy giảm nên rất dễ bị bội nhiễm, các loại vi khuẩn rất dễ gây bệnh. Vì vậy, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, môi trường xung quanh được thông thoáng sẽ giúp bé yêu mau khỏi bệnh.

Sử dụng các bài thuốc dân gian để trị nghẹt mũi

Từ xa xưa dân gian đã có nhiều bài thuốc trị nghẹt mũi, ho vừa dễ kiếm, an toàn lại hiệu quả. Để điều trị trẻ 4 tháng tuổi bị nghẹt mũi các mẹ có thể áp dụng những loại thuốc nam như:

  • Húng chanh (Tần dày lá): Thành phần chủ yếu là tinh dầu nên có công dụng giải cảm, tiêu đờm. Việc sử dụng cao nước chanh giúp ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.

Cao nước chanh có tác dụng trị nghẹt mũi ở trẻ rất tốt

Cao nước chanh có tác dụng trị nghẹt mũi ở trẻ rất tốt

  • Mạch môn: Với thành phần chứa chất nhầy, đường, Xitosterola… giúp bổ phế, sinh tân dịch. Các nghiên cứu cho thấy rễ củ mạch môn có tác dụng ức chế phế cầu, long đờm và tăng tiết dịch ở niêm mạc khí phế quản.
  • Tinh chất gừng: Có chứa tinh dầu Cineol giúp diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn, tiêu đờm. Gừng thường được sử dụng trong những trường hợp bị cảm mạo, phong hàn, đầy bụng, ho do cảm hàn…
  • Đường phèn: Tác dụng kích thích tái tạo tế bào mời giúp mau lành tổn thương niêm mạc họng. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, đường phèn giúp trị ho cực hiệu quả, thậm chí còn tốt hơn cả Dextromethorphan.

Nếu như các mẹ đã áp dụng các biện pháp khắc phục trẻ 4 tháng bị nghẹt mũi ở trên mà bé yêu vẫn không khỏi nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan khi thấy bé bị ho, nghẹt mũi để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo