Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi và cách điều trị an toàn nhất mẹ nên biết

Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi là bệnh lý khá phổ biến hiện nay khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng cho sức khỏe con mình. Sổ mũi không chỉ khiến bé khó chịu mà còn dễ dẫn đến nhiều các căn bệnh khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để cải thiện tình trạng bé 1 tuổi bị sổ mũi một cách triệt để và đúng đắn.

>> Trẻ 2 tháng tuổi bị sổ mũi: Mẹ nên làm gì và không nên làm gì?

>> Làm thế nào để trẻ hết sổ mũi mà không cần dùng thuốc, mẹ đã biết chưa?

Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi

Như chúng ta đã biết, trẻ 1 tuổi bị sổ mũi là tình trạng dễ bắt gặp và khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra, trẻ còn mắc một số triệu chứng khó chịu khác nữa như: nghẹt mũi, sốt hẹ, ho, đau cổ,…

Mà nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, đòi hỏi mẹ phải nhận biết chính xác để tìm cách điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi là:

  • Trẻ mắc một số bệnh về đường hô hấp

Khi trẻ bị sổ mũi kèm ho có thể là đang bị cảm cúm và các triệu chứng này thường đến rất nhanh.

 Sổ mũi là dấu hiệu phổ biến của các bệnh về đường hô hấp ở trẻ

Sổ mũi là dấu hiệu phổ biến của các bệnh về đường hô hấp ở trẻ

Còn nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài ngày liên tiếp, có màu vàng hoặc xanh là dấu hiệu quả bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng,… Những bệnh này khá nguy hiểm do trẻ bị viêm nhiễm, dễ lây lan và biến chứng thành các bệnh khác như: Áp xe mắt, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm tai giữa,…

  • Sự thay đổi của thời tiết

Trẻ em thường bị dị ứng với với bụi bặm trong không khí dẫn tới các hiện tượng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi,… Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh bé sẽ dễ mắc cảm lạnh, khiến các triệu chứng này kéo dài trong nhiều ngày.

  • Bé khóc nhiều

Việc trẻ em khóc là điều xảy ra thường xuyên và nếu khóc nhiều, lâu nước mắt chảy ra từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi. Nước mắt sẽ kết hợp với chất dịch ở đây khiến cho các bé bị chảy nước mũi.

Sổ mũi không chỉ gây ra sự khó chịu cho bé mà còn khiến bé mắc thêm nhiều triệu chứng phiền toái khác như: nghẹt mũi, sốt, ho,… Những triệu chứng này kéo dài nhiều ngày, bố mẹ điều trị không kịp thời, sai cách sẽ khiến bệnh tình bé trở nên nguy hiểm hơn. Thậm chí còn có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác về đường hô hấp, ảnh hưởng tới sự phát triển và tính mạng trẻ.

Các cách điều trị khi trẻ 1 tuổi bị sổ mũi

Để tránh tình trạng sổ mũi ở trẻ 1 tuổi trở nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Đồng thời, thực hiện một số phương pháp sau làm thuyên giảm triệu chứng sổ mũi và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Dùng dụng cụ hút mũi

Khi dùng dụng cụ hút mũi cho bé cần hết sức nhẹ nhàng, thực hiện đúng cách

Khi dùng dụng cụ hút mũi cho bé cần hết sức nhẹ nhàng, thực hiện đúng cách

Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi nhiều nhưng lại chưa thể tự ý thức hỉ mũi nên thường nuốt ngược vào trong, chính vì vậy khiến trình trạng bệnh tệ hơn. Do đó, mẹ nên giúp trẻ hút dịch mũi ra ngoài bằng dụng cụ hút mũi.

Trên thực tế có rất nhiều bậc cha mẹ, ông bà, khi thấy con cháu mình bị sổ mũi đã dùng miệng để hút mũi. Đây là một việc làm sai lầm, tạo điều kiện để cho vi khuẩn từ miệng người lớn qua khiến bệnh nặng hơn hoặc có thể làm cho trẻ mắc một số bệnh khác. Vì vậy, cần tránh làm như vậy để bảo vệ sức khỏe trẻ.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Đây là cách làm giúp trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi đơn giản, an toàn nhất và được các bà mẹ áp dụng khi con mình mắc bệnh nhiều nhất. Hiện nay, có rất nhiều loại nước muối nội và ngoại để nhỏ mũi nên mẹ có thể tham khảo và tìm mua.

Bên cạnh đó, có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa mũi cho bé 1 tuổi bị sổ mũi. Lưu ý là phải mua nước muối được pha sẵn bán ngoài hiệu thuốc chứ không nên dùng nước muối tự pha.

Xông hơi cho bé 1 tuổi bị sổ mũi

Bố mẹ cần phải ở cạnh khi trẻ xông hơi để tránh làm bé bị bỏng do nước nóng

Bố mẹ cần phải ở cạnh khi trẻ xông hơi để tránh làm bé bị bỏng do nước nóng

Xông hơi cũng là 1 biện pháp khá hiệu quả, có thể áp dụng khi bé bị sổ mũi. Tuy nhiên không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi và không được thực hiện quá nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày chỉ xông 1 lần là đủ.

Mẹ có thể nấu nhiều loại lá chứa tính dầu cao giúp làm sạch mũi như sả, tía tô, bưởi, bạc hà,… để xông mũi cho bé. Hoặc dùng nước nóng, cho ít tinh dầu tràm, khuynh diệp, bạc hà vào rồi xông cũng được.

Khi thực hiện xông mũi sẽ mang lại cảm giác thoải mái, mũi thông thoáng hơn, đồng thời triệu chứng sổ mũi sẽ dần được thuyên giảm.

Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi có thể uống siro

Có rất nhiều loại siro có tác dụng trị sổ mũi khi trẻ bé 1 tuổi bị sổ mũi dưới dạng nước, có hương vị các loại trái cây, vị ngọt nên rất dễ uống, thậm chí trẻ rất thích. Những loại siro này khá là an toàn và mang lại hiệu quả nhanh.

Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý mua thuốc siro cho trẻ dưới 1 tuổi bị sổ mũi uống mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho con. Đồng thời cần cho trẻ uống đúng liều lượng, tránh trường hợp trẻ thích, chiều theo ý con, cho con uống nhiều.

Uống siro sẽ giúp cho các triệu chứng đi kèm sổ mũi của con thuyên giảm.

Trẻ bị sổ mũi nên cho uống nước chanh + mật ong

Cho trẻ uống nước chanh, mật ong giúp giảm sổ mũi hiệu quả

Cho trẻ uống nước chanh, mật ong giúp giảm sổ mũi hiệu quả

Do chanh và mật ong có tính sát khuẩn cao nên mẹ có thể pha cho con uống cùng nước ấm. Lưu ý chỉ nên với tỷ lệ là nửa cốc nửa nước với 1 thìa cà phê mật ong cùng 2 – 3 lát chanh mỏng. Ngày cho bé uống 2 – 3 lần để sớm đạt được hiệu quả.

Mẹ cần lưu ý thêm, tuyệt đối không cho trẻ ngậm mật ong, ngậm nhiều lần sẽ làm mất vị giác của trẻ. Đồng thời, không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì sẽ gây ngộ độc cho bé.

Với các cách xử lý khi trẻ 1 tuổi bị sổ mũi, hy vọng mẹ đã biết mình phải làm gì khi con mắc bệnh. Sau 2 – 3 ngày áp dụng mà thấy bệnh tình trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

Lưu ý trong chăm sóc, điều trị khi trẻ 1 tuổi bị sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ nên lưu ý tới chế độ chăm sóc, cách điều trị phù hợp để giúp bé nhanh thoát khỏi triệu chứng khó chịu này.

  • Tăng cường cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm khi trời lạnh hoặc nước ép trái cây giàu vitamin C. Với những bé chưa cai sữa thì mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn.
  • Mẹ có thể hướng dẫn bé trẻ tập hỉ mũi hoặc dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch mũi ra ngoài giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn. Đồng thời dặn bé không được dùng tay để ngoái mũi sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi hỉ mũi nên dùng giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị mà chỉ cho bé dùng thuốc khi có chỉ định của các sĩ hoặc tự áp dụng các bài mẹo dân gian như nhỏ nước hoa cứt lợn, nhỏ nước cốt tỏi,… Do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng và bị tổn thương sẽ không chịu được tính sát khuẩn cao.
  • Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi khi thời tiết trở lạnh nên giữ ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài và cho trẻ tắm nước ấm, tăng nhiệt độ trong nhà lên.
  • Nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày, đồng thời dạy trẻ đánh răng và súc miệng thường xuyên.
  • Dạy trẻ mỗi khi tiếp xúc với đồ vật nên vệ sinh tay bằng xà phòng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày.

Hy vọng qua chia sẻ về nguyên nhân, cách điều trị và cách sóc trẻ 1 tuổi bị sổ mũi ở trên đây, các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin bổ ích để biết cách xử lý kịp thời, tốt nhất khi con mình mắc bệnh.

XEM THÊM

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật mổ xoang, hiện nay người bệnh viêm xoang đang có xu hướng dịch chuyển sang sử dụng phương pháp xử lý bằng thảo dược thiên nhiên. Những cây cối tưởng chừng chỉ là cây cỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt với người bị viêm xoang.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo