Tại sao viêm họng hạt gây hôi miệng? Một số mẹo \”bay\” mùi nhanh chóng

Viêm họng hạt gây hôi miệng là một trong những ảnh hưởng gây khó chịu nhất đối với người bệnh. Viêm họng hạt không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến họ mất tự tin khi giao tiếp bởi mùi hôi khó chịu. Tại sao viêm họng hạt lại gây ra hôi miệng? Cách chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

>> Viêm họng hạt nổi hạch biểu hiện ra sao? Có gây nguy hiểm không?

>> 6 Dấu hiệu viêm họng hạt và cách điều trị cần được nhận biết sớm

Tại sao viêm họng hạt gây hôi miệng?

Viêm họng hạt là căn bệnh viêm đường hô hấp đang rất phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ kgây ra các tình trạng đau rát cổ họng, khó chịu, nuốt vướng, nổi hạch cổ, các lympho sưng to đau nhức, ho khan, ho có đờm, sốt, chán ăn,… mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt là viêm họng hạt gây hôi miệng khiến người bệnh tự ti rất nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Hôi miệng không phải là một bệnh lý mà nó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó. Đây là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tình trạng hôi miệng này nặng hay nhẹ. Người bệnh có thể tự kiểm tra mức độ hôi miệng của mình bằng cách tự mình dùng hai lòng bàn tay úp vào nhau rồi thở vào, tự xác nhận bằng khứu giác.

Hôi miệng do vi khuẩn kết hợp với thức ăn trong miệng tạo ra khí chứa lưu huỳnh

Hôi miệng do vi khuẩn kết hợp với thức ăn trong miệng tạo ra khí chứa lưu huỳnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như xuất phát từ vấn đề răng miệng, vấn đề về gan, trào ngược dạ dày, nóng trong người, thực phẩm, đồ ăn, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan và đặc biệt là viêm họng hạt.

Khi bị viêm họng hạt, trong khoang miệng và vòm họng của người bệnh tồn tại rất nhiều vi khuẩn, virus bám ở xung quanh khu vực họng. Chúng sẽ kết hợp với đồ ăn tạo ra một sản phẩm bay hơi có chứa các hợp chất của lưu huỳnh gây mùi khó chịu.

Viêm họng hạt còn xuất hiện rất nhiều dịch đờm với mật độ dày đặc hơn bình thường là môi trường lý tưởng giúp vi khuẩn, nấm, virus phát triển cũng sẽ khiến hơi thở của người bệnh nặng mùi hơn.

Một số mẹo chữa hôi miệng do viêm họng hạt

Hôi miệng tưởng chừng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng chính nó lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống, đặc biệt là những đối tượng hay phải gặp gỡ khách hàng, giao tiếp. Nó khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, tự khép mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thử áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng sát khuẩn vô cùng hiệu quả. Những bệnh nhân mắc các bệnh về viêm đường hô hấp không thể thiếu nước muối bên mình.

Người bệnh nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần/ ngày để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và vùng họng bị tổn thương. Không để chúng dễ dàng kết khí với thức ăn thừa bám trên răng và trong khoang miệng.

Bạn có thể tự pha nước muối loãng tại nhà theo tỉ lệ 9g muối và 100ml nước. Đây là tỉ lệ vàng giúp nước muối phát huy công dụng tốt nhất, không quá mặn cũng không quá nhạt và đặc biệt là không làm tổn thương đến vùng họng đang bị viêm nhiễm.

Hoặc bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc để súc miệng. Súc miệng thường xuyên sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.

Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi trong hơi thở

Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi trong hơi thở

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước ấm mỗi ngày đặc biệt tốt cho những bệnh nhân mắc viêm họng hạt, hơi thở có mùi hôi. Bởi, nước không chỉ giúp cổ họng trơn mượt, ẩm ướt, giảm cảm giác đau rát mà còn giúp làm loãng nồng độ mùi hôi trong hơi thở.

Nước ấm sẽ giúp xoa dịu cổ họng và giữ ấm cổ họng tốt hơn, hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng hạt.

Bạn nên tránh xa nước lạnh bởi nó sẽ khiến tổn thương niêm mạc họng và làm tình trạng viêm họng hạt tồi tệ hơn.

Uống trà gừng

Gừng được biết đến là loại gia vị có tính sát khuẩn rất cao, khử mùi hôi rất tốt và làm thơm miệng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong gừng có chứa một số chất kháng sinh mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc giúp giảm sưng, tiêu viêm hỗ trợ điều trị viêm họng hạt nhanh chóng.

Mỗi ngày bạn nên uống 1 lý trà gừng. Cách làm đơn giản, thái nhỏ 10g gừng thành sợi rồi ngâm cùng 1 ly nước đun sôi, hãm trong 10 phút là có thể dùng được. Uống đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng sẽ giảm, các triệu chứng viêm họng hạt cũng giảm rõ rệt.

Bạc hà giúp hơi thở thơm mát, tiêu đờm

Bạc hà giúp hơi thở thơm mát, tiêu đờm

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế gừng bằng lá bạc hà cũng có tác dụng tương tự. Bạc hà khử mùi hôi mạnh hơn cả gừng và mang lại hơi thở thơm tho tức thì, tiêu đờm hiệu quả.

Viêm họng hạt gây hôi miệng không phải là bệnh lý nên sẽ rất dễ khắc phục. Bạn chỉ cần áp dụng một số mẹo trên là sẽ có hơi thở thơm mát, dễ chịu, tự tin trong giao tiếp và cuộc sống. Để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh, người bệnh nên chủ động khám và chữa bệnh sớm.

Chữa viêm họng bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường tốt không? Giá bao nhiêu? Để giúp quý độc giả gỡ rối, benhtaimuihong xin cung cấp thông tin để mọi người tham khảo và đưa ra quyết định chữa trị viêm họng, đúng đắn, kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo