Nguyên nhân gây ho sổ mũi do đâu? Cách điều trị thế nào hiệu quả?

Ho sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở hầu hết mọi người, nguyên nhân có thể là do dị ứng thời tiết, do môi trường sống ô nhiễm, thậm chí là do thói quen sinh hoạt gây ra. Vậy làm nguyên nhân gây bệnh là gì? Có cách nào chữa bệnh tại không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây.

>> Làm thế nào để hết sổ mũi nhanh nhất mà không cần dùng thuốc?

>> Lý giải các nguyên nhân sổ mũi và cách điều trị có thể bạn chưa biết

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, tôi năm nay 33 tuổi và thường xuyên bị ho sổ mũi liên tục không khỏi, đặc biệt là mỗi khi thay đổi thời tiết. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì thấy đây là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… Khiến tôi rất lo lắng, tôi muốn hỏi bác sĩ nguyên nhân tình trạng ho sổ mũi của tôi là do đâu, điều trị như thế nào an toàn, hiệu quả? Cảm ơn bác sĩ! ( Nguyễn Thị Mai – Trường Tiểu học Ngôi sao Hà Nội).

Bác sĩ trả lời:

Rất cảm ơn bạn Mai đã gửi câu hỏi đến benhtaimuihong.net, do bạn không miêu tả chi tiết tình trạng bệnh của mình nên chúng tôi chưa thể khẳng định chắc chắn bạn mắc bệnh gì, nguyên nhân do đâu. Bởi, ho sổ mũi là tình trạng bệnh rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra.

Các nguyên nhân gây ho sổ mũi có thể do tác động từ môi trường ô nhiễm bên ngoài, do người bệnh có tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng hoặc do mắc bệnh cảm cúm, bệnh về đường hô hấp do viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,… Đối tượng mắc các tình trạng ho sổ mũi cũng rất phổ biến, đặc biệt gặp nhiều ở người già, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu, người làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm,…

Bị ho sổ mũi khả năng mắc bệnh viêm mũi rất cao

Bị ho sổ mũi khả năng mắc bệnh viêm mũi rất cao

Biểu hiện của tình trạng bệnh ho sổ mũi là:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi liên tục
  • Ho, đau họng, có đờm
  • Hắt hơi
  • Đau, rát cổ họng
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Sốt nhẹ
  • Nhức đầu, mệt mỏi, đau khắp người

Vì bệnh có nhiều nguyên nhân do đó không thể khẳng định tình trạng ho sổ mũi của bạn Mai do nguyên nhân nào gây ra, để chắc chắn và có phương pháp điều trị tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để khám, chữa trị sớm. Dưới đây chúng tôi cũng xin đưa ra một số nguyên nhân gây ho sổ mũi thường gặp để bạn có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình.

Nguyên nhân gây ho sổ mũi do đâu?

Ho sổ mũi kéo dài là dấu hiệu thường gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Thêm nữa, nếu để lâu, không điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho các căn bệnh phát triển, dẫn đến mãn tính và ngày càng nặng, khó chữa trị hiệu quả.

Thông thường người bệnh khi có dấu hiệu bị ho sổ mũi thường tự ý dùng thuốc kháng sinh để dứt cơn ho, nhưng việc này là hoàn toàn sai lầm và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bởi, ho sổ mũi có nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Một số nguyên gây ho sổ mũi thường gặp là:

  • Môi trường sống

Việc sống trong môi trường sống như thế nào ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Môi trường sống ô nhiễm, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi, viêm họng… từ đó xuất hiện các triệu chứng như ho hay sổ mũi là điều tất nhiên.

  • Dị ứng

Những nhóm người bẩm sinh đã là cơ địa dị ứng, khi gặp các tác nhân gây kích ứng, cơ thể sẽ tác động, gây ra phản ứng dị ứng với các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi liên tục,… Một số dị nguyên gây dị ứng thường gặp đó là: Hải sản, bơ, sữa, trứng, thay đổi thời tiết, lông động vật, phấn hoa,…

  • Bệnh viêm mũi

Ho sổ mũi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của bệnh viêm mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường là do dị ứng, thay đổi thời tiết, môi trường sống ô nhiễm. Nên khi mắc bệnh, bạn nên theo dõi, tìm hiểu kỹ xem mình đang mắc bệnh gì.

  • Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh do đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp hoặc bị sưng khiến đường thông khí bị tắc nghẹt tạo nên các chất nhầy và dẫn đến tình trạng khó thở, sổ mũi kèm các cơn ho.

Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy hơi thở của người bệnh nhanh hơn, tiếng thở khò khè. Vì sổ mũi nhiều khiến sẽ bị khô mũi. Với tình trạng bệnh hen xuyễn cần được khám và điều trị sớm, có phương pháp xử lý khi bệnh tái phát kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm xoang

Viêm xoang là một trong những căn bệnh về đường hô hấp rất nguy hiểm. Vì hiện nay chưa có một biện pháp nào có thể chữa trị tận gốc căn bệnh này. Bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc phải, ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân cũng như công việc rất nhiều.

Có thể nhận biết bệnh viêm xoang qua các dấu hiệu là: Đau đầu, sốt nhẹ kèm ho và sổ mũi, hắt hơi liên tục; luôn có cảm giác chóng mặt khi hơi cuối đầu về phía trước; Cảm giác trong người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc,….

  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm

Ho, sổ mũi là những triệu chứng gặp thường gặp khi bị cảm lạnh cảm cúm. Lúc này các vi khuẩn sẽ lây nhiễm qua đường mũi, cổ họng,… dẫn tới các cơn ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ.

Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân gây ho kèm sổ mũi. Để biết được chính xác mình mắc bệnh gì, tốt nhất bạn vẫn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc về uống làm bệnh nặng hơn hoặc xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách cách điều trị bệnh ho sổ mũi hiệu quả nhất

Để giúp làm thuyên giảm triệu chứng sổ mũi, ho, bạn có thể thực hiện một số cách làm sau:

Dùng thuốc điều trị

Thông thường, khi bị ho hoặc sổ mũi, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị như:

Sử dụng thuốc tây giúp giảm triệu chứng ho, sổ mũi nhanh chóng

Sử dụng thuốc tây giúp giảm triệu chứng ho, sổ mũi nhanh chóng

  • Thuốc xịt điều trị dự phòng Nasonex
  • Thuóc chống dị ứng có chứa Chlorpheniramin, Loaradin, Fexofenadiin
  • Thuốc chống viêm chứa Corticoid

Tuy nhiên, để sử dụng các loại thuốc này cần phải có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc về điều trị, vì có dể dẫn tới các tác dụng phụ nguy hiểm.

Vệ sinh mũi, họng

Việc bảo vệ mũi, họng sạch sẽ là việc rất cần thiết, quan trọng. Bởi khi làm vậy, sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, giảm các triệu chứng của bệnh rất nhanh.

Hàng ngày, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc miệng. Mỗi ngày làm 3 – 4 lần, tình trạng ho, sổ mũi sẽ giảm dần.

Các mẹo dân gian trị ho, sổ mũi an toàn, dễ làm

  • Hành tăm

Theo lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho hay, hành tăm là gia vị có họ với hàng tỏi, nhưng vị cay hơn.

Trong y học cổ truyền, hành tăm là dược liệu có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, có tác dụng chữa trị trúng gió, giải cảm, sốt, trị ho, tiêu đờm, giúp đổ mồ hôi, sát khuẩn, lợi tiểu,… Chính vì vậy, có thể dùng hành tăm để chữa ho, sổ mũi.

Hành tăm trị sổ mũi, ho rất an toàn, hiệu quả cao

Hành tăm trị sổ mũi, ho rất an toàn, hiệu quả cao

Cách làm: Lấy nắm nhỏ hành tăm giã nát, hoà ít nước uống. Nếu có lá hành tăm thì vò nát với gừng rồi cho vào túi lưới hoặc khăn mỏng để đánh gió cho người bệnh.

Đối với trẻ nhỏ thì lấy ít hành tăm sắc lấy nước uống khoảng 2 -3 lần hoặc nấu cháo ăn sau vài ngày sẽ khỏi bệnh.

  • Hẹ hấp đường phèn

Hẹ có tác dụng chữa ho, giải cảm, tiêu đờm rất hữu hiệu, lành tính, dễ làm nên được sử dụng rất nhiều để điều trị bệnh. Cách chữa này thường được áp dụng cho các trẻ nhỏ.

Cách làm: Chỉ cần lấy 5 – 10 lá hẹ và một ít đường phèn vừa đủ hấp cách thuỷ rồi cho bé uống ngày 2 lần. Mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê, cơ ho sẽ dịu ngay, sổ mũi cũng được thuyên giảm.

  • Quất hồng bì ngâm đường phèn

Cách làm này có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em, rất an toàn, tốt cho sức khoẻ. Bởi trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp. Ngoài ra quất hồng bì còn có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, cơ thể khoẻ mạnh.

Mỗi ngày uống 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn sẽ chữa ho, sổ mũi rất nhanh và có lợi cho sức khoẻ.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây ho sổ mũi và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, mong rằng đã giúp bạn Mai trả lời được thắc mắc của mình. Để sớm ngăn ngừa, trị dứt điểm tình trạng ho sổ mũi liên tục bạn Mai nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Chúc bạn nhanh khỏe.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo