Điều trị viêm họng mãn tính bằng cách nào?
Điều trị viêm họng mãn tính không hề đơn giản. Sau đây là những cách chữa trị viêm họng mãn tính mà các bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: 4 cách điều trị viêm họng bằng mật ong cho bà bầu
Viêm họng mạn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm, bắt nguồn từ viêm họng cấp không được điều trị tích cực tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính chủ yếu là do ngạt tắc mũi bởi dị hình vách ngăn hay polyp mũi, viêm mũi xoang làm nhầy mủ chảy xuóng thành sau họng, các chất kích thích như bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất…
Viêm họng mạn tính được thể hiện dưới 3 hình thức bao gồm xuất tiết, quá phát và teo, có thể lan tỏa hoặc khu trú.
Cách chữa trị bệnh viêm họng mãn tính
Để điều trị viêm họng mãn tính cần điều trị nguyên nhân và điều trị tại chỗ
Điều trị nguyên nhân viêm họng mãn tính
– Giải quyết dứt điểm các ổ viêm tiềm tàng ở mũi xoang và amidan
– Điều trị lưu thông mũi, các dị tật ở mũi như dị hình vách ngăn, polyp mũi hay thoái hóa cuốn mũi dưới…
– Điều trị các kích thích như khói bụi, hóa chất, thuốc lá… và dị ứng ở người bệnh
Điều trị tại chỗ
– Ở giai đoạn xuất tiết, người bệnh cần súc họng bằng dung dịch kiềm như BBM hay nước muối nhạt, đồng thời bôi và chấm họng bằng Glyxerin bôrat 3%. Sử dụng thêm khí dung họng kháng sinh và corticoid. Nếu thành phía sau họng có nhiều chất nhầy dính thì rửa bằng dung dịch bôrat natri cho hết vẩy, sau đó bôi họng và khí dung.
– Amidan ở giai đoạn quá phát điều trị bằng cách đốt điện nóng, cao tần hoặc đốt bằng nitơ lỏng hay laser CO2.
– Ở giai đoạn teo, amidan điều trị bằng bôi Glyxerin iot 0,5%
Ngoài các cách chữa trị viêm họng mãn tính từ tây y, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc chữa viêm họng mạn tính từ dân gian như mật ong, quế, lá húng chanh… để nhanh chóng đẩy lùi những triệu chứng khó chịu mà viêm họng mãn tính gây ra. Thế nhưng các bạn cũng cần hỏi tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình nhé.
Để phòng ngừa bệnh viêm amidan, bệnh nhân cần đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc với bụi hay hóa chất; súc họng hàng ngày với dung dịch kiếm ấm hoặc nước muối và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!