>> Tạm biệt hắt hơi sổ mũi bằng những biện pháp tự nhiên ít người biết đến
>> Hỏi – Đáp: Ho sổ mũi là bệnh gì? Có cách nào chữa tại nhà an toàn, hiệu quả không?
Đau họng sổ mũi là bệnh gì?
Đau họng sổ mũi là dấu hiệu thường gặp của các tình trạng bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,... Ngoài ra, một số tác nhân dị nguyên từ bên ngoài môi trường, bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công cũng sẽ gây ra tình trạng đau rát cổ họng và sổ mũi.
Đau họng sổ mũi là phản ứng của cơ thể khi bị tác động, gây ảnh hưởng từ những dị nguyên, tác nhân bên ngoài và cần được điều trị, ngăn ngừa sớm. Một số các triệu chứng rõ ràng của tình trạng đau họng sổ mũi là:
Nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy đờm xuống cổ họng gây viêm họng.
Nguyên nhân gây đau họng sổ mũi?
Khi bệnh nặng hơn có thể bị các triệu chứng như: ù tai, đau đầu, sốt,…
Đau rát cổ họng, khàn tiếng, khô họng, amidan bị tấy đỏ, hắt hơi liên tục theo từng cơn.
Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh nên điều trị sớm để ngăn ngừa đau họng sổ mũi phát triển nhanh chóng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cũng như cuộc sống và sinh hoạt.
Cách điều trị và phòng ngừa triệu chứng đau họng sổ mũi
Đau họng sổ mũi không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu không điều trị tốt bệnh có thể phát triển và dẫn đến tình trạng mãn tính, khó điều trị sau này. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng đau họng sổ mũi là có biện pháp điều trị sớm cũng như phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát, gây ảnh hưởng.
Cách điều trị sổ mũi đau họng hiệu quả nhất
Những người mắc bệnh đau họng, sổ mũi thường điều trị bệnh theo 3 phương pháp là:
Sử dụng thuốc tây
Các bài thuốc Đông Y
Mẹo dân gian
Với 3 cách làm trên, mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Bạn có thể tham khảo các thông tin cụ thể sau đây để chọn ra cho mình phương pháp điều trị bệnh đau họng sổ mũi phù hợp nhất.
Chữa đau họng sổ mũi bằng thuốc tây
Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc tây y sử dụng trong điều trị viêm họng sổ mũi dạng viên, dạng xịt, dạng tiêm có tác dụng giảm đau họng, sổ mũi rất hiệu quả và nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng tình trạng, nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và lựa chọn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng gồm:
Sử dụng thuốc tây điều trị triệu chứng đau họng, sổ mũi
Thuốc kháng viêm dạng viên
Siro chữa đau họng sổ mũi
Thuốc ngậm, kẹo ngậm
Thuốc xịt chữa sổ mũi
Mặc dù thuốc tây mang lại hiệu quả tức thì, nhanh chóng nhưng không phải đối tượng nào cũng sử dụng được, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh như: đau dạ dày, thận, đau đầu, nôn mửa,…
Do đó, khi dùng thuốc cần phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, uống đúng giờ, đủ liều lượng.
Giảm đau họng, sổ mũi bằng Đông Y
Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn nên nhiều người bệnh thường có xu hướng chọn các bài thuốc Đông y để chữa bệnh, sẽ an toàn hơn cho sức khoẻ.
Bài 1: Kim ngân hoa 20g, quả ké đầu ngựa, bèo cái tía 30g. Đem các nguyên liệu trên sắc với 300ml nước, sau đó dùng uống trong 2 lần. Kiên trì thực hiện cho tới khi bệnh khỏi hẳn thì thôi.
Bài 2: Hoa cứt lợn tươi 1 bông, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Đem rửa sạch rồi nghiền nát, gói vào gạc. Sau đó nút vào lỗ mũi từng bên, ngửi khoảng 15 phút. Bài thuốc này sẽ giúp giảm triệu chứng sổ mũi rất nhanh.
Thuốc Đông y an toàn với sức khỏe, có thể tác dụng vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh hạn chế tái phát. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại thường chậm hơn và phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Trị đau họng sổ mũi bằng mẹo dân gian
Có rất nhiều mẹo dân gian giúp khắc phục triệu chứng sổ mũi đau họng rất hữu hiệu quả được sử dụng từ lâu đời và cho hiệu quả rất tốt. Một số bài mẹo dân gian thường dùng gồm
Mật ong kết hợp chanh tươi
Mật ong có tính kháng khuẩn cao, kết hợp với chanh bổ sung vitamin C cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Chỉ cần pha mật ong, chanh theo tỷ lệ 1:1 với nước ấm rồi uống mỗi ngày triệu chứng đau họng, sổ mũi sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Chữa đau họng, sổ mũi nhờ tỏi
Trong tỏi có thành phần alicicin, là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng tấy và kháng viêm rất tốt.
Nên dùng tỏi chữa sổ mũi và đau họng
Với tỏi sẽ có một số cách làm như:
Nướng tỏi sau đó nhai sống và ngậm trong cổ họng 5 – 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần để mang lại hiệu quả cao.
Nướng tỏi, giã nhuyễn hoà với nước uống.
Đối với trẻ nhỏ, có thể xay nhuyễn tỏi cho vào cháo để bé dễ nuốt hơn.
Cách phòng ngừa đau họng sổ mũi đơn giản, hiệu quả
Việc phòng ngừa đau họng sổ mũi là rất quan trọng để ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe và nguy cơ phát triển thành viêm nhiễm mãn tính, khó điều trị. Sau đây là các cách phòng ngừa bệnh rất đơn giản, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay như.
Tạo thói quen súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
Luyện tập thể thao, ngủ nghỉ khoa học.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, để có không gian sống sạch sẽ.
Chọn chỗ ở có môi trường trong lành, thoáng mát.
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường,khi làm việc trong mỗi trường khói bụi.
Hạn chế làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, độc hại.
Mùa đông nên giữ ấm cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin chia sẽ trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về các triệu chứng đau họng sổ mũi và tìm ra cách chữa bệnh phù hợp với mình. Hãy điều trị bệnh sớm và chủ động phòng tránh bệnh ngay từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- TẤT TẦN TẬT thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả nhờ thảo dược quen thuộc
- Trẻ 1 tuổi bị sổ mũi và cách điều trị an toàn nhất mẹ nên biết
- Cách trị sổ mũi cho bà bầu đơn giản mang lại hiệu quả bất ngờ
- Trẻ bị ho sổ mũi: Cách chăm sóc và điều trị kịp thời mẹ nên biết
- Cách trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả, an toàn mẹ nên bỏ túi ngay
- Mách nhỏ mẹ 14 mẹo trị sổ mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất
- Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì cho an toàn, nhanh khỏi bệnh?
- Khám họng ở đâu tốt Hà Nội? Không nên bỏ lỡ những địa chỉ sau
- Top địa chỉ khám tai mũi họng cho bé ở Hà Nội uy tín, chất lượng
- Khám tai mũi họng ở Bệnh viện Bạch Mai cần lưu ý những gì?
-
1.23:24, 04/09/2018
-
2.10:05, 29/08/2018
-
3.
-
4.14:42, 04/09/2017
Bình luận (0)